ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đổi mới khoa học công nghệ: Cơ hội để VN thoát bẫy thu nhập trung bình

Chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo...

16/10/2019 15:40

Ngày 16/10, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019 (VBS 2019) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện được đánh giá là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và được tổ chức liền kề với Hội nghị Thượng đỉnh châu Á lần thứ 10 tại Hà Nội tới đây.

Với chủ đề “Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cây trong Kỷ nguyên Số”, VBS 2019 diễn ra trong cả ngày 16/10 với các phiên thảo luận tập trung về những vấn đề như: đổi mới khoa học công nghệ; sự chuyển dịch nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số và những cơ hội cho Việt Nam. Qua đó, các diễn giả sẽ bàn tới xu hướng số hóa trên toàn cầu; sự tác động của công nghệ đối với các thị trường mới nổi ở Việt Nam; những cơ hội và mô hình kinh doanh mới đang được hình thành…

doi moi khoa hoc cong nghe: co hoi de vn thoat bay thu nhap trung binh hinh 1
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, cơ hội kinh doanh đang chia đều cho tất cả doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhưng tối ưu hóa các cơ hội này sẽ không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp.

"Chúng tôi đề nghị Chính phủ kiên định con đường đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, tiếp tục xây dựng một thể chế kinh tế minh bạch và công bằng, một đội ngũ cán bộ công chức tận tâm, phòng chống tham nhũng có hiệu quả, chú trọng thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân dân tộc, coi trọng phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để tạo thế sâu rễ, bền gốc cho nền kinh tế Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Theo Khảo sát Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) của Công ty Tư vấn PwC năm 2018, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng rằng, CMCN 4.0 sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, như hiệu quả hoạt động cao hơn và khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn nhờ vào số hóa và tự động hóa.

Chia sẻ tại phiên tọa đàm về đổi mới khoa học công nghệ và cơ hội đối với Việt Nam, ông Võ Tấn Long, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ thông tin, PwC Việt Nam nhận định, cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đều đang đón nhận cuộc CMCN 4.0 một cách rất tích cực, đây là một tín hiệu đáng mừng. Các doanh nghiệp sẽ cần đưa ra những nỗ lực phù hợp dựa trên sự quyết tâm và cam kết đó.

“Việc áp dụng các công nghệ mới là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả, các lãnh đạo doanh nghiệp cần coi chuyển đổi kỹ thuật số là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp”, ông Long cho hay.

Ở một khía cạnh khác, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết, chìa khóa để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sẽ giúp cải thiện năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Đây là thời điểm Việt Nam cần có sự chuyển đổi về chiến lược để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã đưa ra 3 thông điệp quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp. Một là doanh nghiệp đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo phải chấp nhận rủi ro. Cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều phải thấy rằng, đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo là rủi ro.

"Rủi ro nhiều thì lợi nhuận lớn. Tôi tin rằng tất cả các doanh nghiệp đều hiểu khi đã kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro. Nếu thành công 100% thì không bao giờ là doanh nghiệp cả", ông Bùi Thế Duy nhấn mạnh.

Với các DNNVV, Thứ trưởng Duy cho rằng, cần tập trung đổi mới, hấp thụ công nghệ, đặc biệt cần chú trọng vào đổi mới quy trình quản lý. Bởi với công nghệ mới cập nhật mà không đổi mới hệ thống quản lý, doanh nghiệp sẽ không thể tận dụng hiệu quả công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới, không nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp.

Đề cập tới các chính sách giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, theo ông Bùi Thế Duy, Chính phủ coi đổi mới sáng tạo là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế.

"Chúng tôi nghĩ rằng, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam. Các hệ thống chính sách dành cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã tương đối đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy vậy, những chính sách của Đảng và Chính phủ để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, hấp thụ và phát triển công nghệ vẫn còn đang rất hạn chế bởi chưa thực tiễn, chưa nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại ở phân khúc làm chủ công nghệ, chưa có phân khúc tạo ra công nghệ.", Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ cho hay./.

Chung Thủy/VOV.VN

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.