Đổi mới tư duy góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ bằng những chương trình hành động cụ thể, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2020-2025, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 3,41%, vượt chỉ tiêu đề ra.
Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nhiệm kỳ 2020 - 2025) trong điều kiện gặp nghiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; bám sát chỉ đạo của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa về phát triển nông nghiệp, nông thôn, cùng sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân, nên sau nửa nhiệm kỳ thực hiện các chỉ tiêu thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân 3 năm (2021 - 2023) đạt 3,41 % (vượt so với chỉ tiêu đề ra hàng năm là tăng 3%).

Giá trị sản xuất năm 2023 ước đạt trên 36.700 tỷ đồng, tăng hơn 3.660 tỷ đồng so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp giảm từ 69,1% năm 2020 xuống còn 67,2% năm 2023; lâm nghiệp tăng từ 7,9% năm 2020 lên 9,2% năm 2023; thuỷ sản tăng từ 23% năm 2020 lên 23,6% năm 2023. Tư duy sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trong trồng trọt, năng suất hầu hết các loại cây trồng chính đều tăng. Giai đoạn 2021 - 2023, Thanh Hóa đã chuyển đổi được trên 5.300 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời tích tụ, tập trung thêm hơn 17.000 ha, đạt trên 53% so với kế hoạch đề ra cho cả nhiệm kỳ. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được phổ biến nhân rộng. Công tác bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện hiệu quả, phát hiện và khống chế kịp thời các loại sâu bệnh khi mới phát sinh; số lượng, số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể.
Nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch được định hình, phát triển, được chính quyền các địa phương và người nông dân hưởng ứng, thực hiện hiệu quả. Diện tích thâm canh các cây trồng chủ lực có lợi thế của tỉnh, các vùng cây nguyên liệu được duy trì, phát triển, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Trung bình mỗi năm có trên 80.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất vào bao tiêu sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp thu mua chế biến lúa gạo với tổng công suất 180.000 tấn; 25 doanh nghiệp thu mua chế biến rau quả. Quy mô giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 16.000 tỷ đồng năm 2020 lên hơn 17.000 tỷ đồng năm 2023.
Trong chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt trên 4,65%; quy mô giá trị sản xuất tăng từ 9000 tỷ đồng năm 2020 lên hơn 10.500 tỷ đồng năm 2023. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với năm 2020.

Chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Giống vật nuôi được cải tạo theo hướng tăng tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật, có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt công tác phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt, kịp thời nên trong hơn hai năm qua không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
Riêng từ năm 2020 đến nay, Thanh Hóa đã kêu gọi thu hút đầu tư 35 dự án chăn nuôi quy mô lớn, tổng mức đầu tư trên 17.800 tỷ đồng. Chăn nuôi đã hình thành và ổn định nhiều chuỗi giá trị như: Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty sữa TH true Milk, Công ty Cổ phần nông sản Phú Gia - VietAvis; các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Công ty TNHH Hiền Nhuần; liên kết thu mua, giết mổ, chế biến lợn sữa xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty chế biến súc sản Thanh Hóa; chuỗi liên kết gia công của Công ty CP, Dabaco, Japfa, 3F... chuỗi sản xuất, chế biến của Tập đoàn Xuân Thiện...
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt trên 6,3%. Hằng năm ổn định diện tích bảo vệ rừng trên 600.000 ha; chăm sóc rừng 40.000 ha và trồng rừng tập trung 10.000 ha trở lên. Tập trung phát triển rừng luồng thâm canh trên 40.100 ha, ổn định diện tích rừng gỗ lớn 56.000 ha; diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt gần 28.500 ha, hình thành 7 chuỗi liên kết giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm gỗ. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2023 ước đạt 5,65%. Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tăng cường bảo vệ rừng tại gốc và thực hiện đồng bộ, an ninh rừng cơ bản ổn định.

Lĩnh vực thủy sản phát triển khá đồng bộ, toàn diện cả khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với chống khai thác IUU và tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển. Hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá không thường xuyên khai thác nên sản lượng khai thác tăng ít; tuy nhiên ngành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản như: nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao, nuôi ngao, nuôi cá lồng trên biển. Phát triển các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hình thức hợp tác để tạo vùng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ như ngao, tôm. Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 211.000 tấn, tăng 18.244 tấn so với năm 2020.

Cùng với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết và hợp tác thông qua việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, các chuỗi liên kết trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường, tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hoá đã huy động được khoảng gần 92.500 tỷ đồng vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó tổng huy động nguồn lực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới chiếm gần 24%. Đến nay toàn tỉnh đã có 12 đơn vị cấp huyện, 352/465 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 324 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (3 - 4 sao), 1 sản phẩm 5 sao. Dự kiến đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới; có 407 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến, đến hết năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ có 18 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn huyện nông thôn mới, 88% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra). Các chỉ tiêu còn lại, dự kiến sẽ đạt 100% kế hoạch vào năm 2025, gồm: ổn định tổng sản lượng lương thực bình quân 1,5 triệu tấn (giảm 28,5 nghìn tấn so với năm 2023); tỷ lệ che phủ rừng đạt 54% (tăng thêm 0,35% so với năm 2023). Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 32.000 ha (từ nay đến năm 2025 sẽ tăng thêm hơn 9.500 ha để đạt mục tiêu đề ra); tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 98,5% (hiện nay đang là 97,5% ).
Trên cơ sở bám sát cả chủ trương của Trung ương, của tỉnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về phát triên nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngành nông nghiêp Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đầu tư ít hơn, hiệu quả cao hơn.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa
Khối lượng công việc cần thực hiện trong nửa nhiệm kỳ còn lại (2024 - 2025) vẫn còn rất lớn. Do vậy ngoài sự quyết tâm cao của ngành nông nghiệp, thì rất cần các giải pháp thực hiện sáng tạo, đột phá của các địa phương, doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân trong tỉnh. Những kết quả bước đầu đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua sẽ là cơ sở, tiền đề để ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa cùng với các địa phương phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.

Đảng soi đường đưa Dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Dân tộc ta đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, tích lũy đủ thế và lực để sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên sân nhà
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Thời điểm đó, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, các ngành sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ cuộc vận động và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Người dân có thói quen ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. Các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Trong những năm qua, trước những diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới và khu vực, cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công tác phòng, chống tội phạm tại Việt Nam đứng trước những khó khăn và thử thách mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng trên cả 2 mặt trận: phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Tại Thanh Hóa, trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Từ sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, công tác phòng, chống tội phạm tại Thanh Hóa liên tiếp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống bình yên cho Nhân dân.

Công đoàn Thanh Hóa tập trung đưa nghị quyết vào cuộc sống
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh; là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn Thanh Hóa. Chính vì vậy, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó, tập trung thực hiện các nghị quyết và đạt được nhiều kết quả hoạt động khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hoá nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi
Những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của toàn xã hội, chất lượng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp chênh lệch về chất lượng so với giáo dục miền xuôi.

Những con đường "Ý Đảng lòng dân"
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" - lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã để lại bài học quý báu, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tập hợp sức dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng.

Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác sắp xếp bộ máy của lực lượng Công an Nhân dân
Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị tại Việt Nam được ví như một cuộc "cách mạng lớn" nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thế nhưng, ngay thời điểm này, khi chủ trương sắp xếp lại các Bộ, ban, ngành tại nước ta đang được tích cực triển khai, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tung ra hàng loạt các luận điệu xuyên tạc. Trong đó, không ít luận điệu nhắm vào lực lượng Công an Nhân dân nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, gây mất an ninh trật tự. Nhận thức đúng và hiểu rõ về công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy chính là giải pháp quan trọng để người dân tự phòng vệ với những thông tin xấu, độc đang lan tràn trên mạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.