Đổi mới tư duy sản xuất, tăng giá trị kinh tế nông nghiệp
Năm 2024, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất trong bối cảnh thuận lợi và có khó khăn đan xen. Nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ, sản xuất nông nghiệp đã đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Thanh Hóa năm nay đạt 4,17%, vượt mục tiêu đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.
Sản xuất hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã góp phần đưa giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 125 triệu/1 ha, tăng 5 triệu/1 ha so với cùng kỳ. Năm 2024, lần đầu tiên lĩnh vực trồng trọt tham gia vào thị trường carbon trong sản lúa và mía.

Đây cũng là năm đầu Thanh Hóa có đơn hàng xuất khẩu gạo đến các thị trường có yêu cầu cao như Singapore, Nhật Bản, Philipines. Trong đó, tháng 11/2024 Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã xuất khẩu 300 tấn gạo Japonica J02 được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sang thị trường Singapore, mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị lúa gạo của Thanh Hóa, mở rộng cơ hội liên kết sản xuất, tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.

Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã liên kết với công ty gần 1500 ha, trong năm 2025 và những năm tiếp theo, huyện dự kiến đẩy nhanh liên kết sản xuất, tăng diện tích lên 3000 ha. Đây là cơ hội giúp bà con tiếp cận với sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt với lúa gạo Thiệu Hóa đưa đi xuất khẩu.
Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa đều tăng so với năm trước. Sản phẩm chăn nuôi thịt hơi các loại ước đạt 310 nghìn tấn, đạt 107% so với cùng kỳ. Trong khi dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước diễn biến rất phức tạp, ngành chăn nuôi Thanh Hóa an toàn nhờ công tác phòng, chống dịch được chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ. Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước lấy năm 2024 là "Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin dại" với kết quả tiêm phòng đạt tỷ lệ gần 97%. Công tác tiêm phòng các loại vắc xin gia súc gia cầm luôn đạt kết quả cao, dẫn đầu cả nước, tạo điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục phát triển toàn diện cả về nuôi trồng và khai thác gắn với chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt trên 216.500 tấn, vượt kế hoạch và tăng hơn so cùng kỳ.

Trên lĩnh vực lâm nghiệp, Thanh Hóa đã có trên 36.400 ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC, tăng gần 8000 ha so với cùng kỳ, là một trong những tỉnh đi đầu tham gia thị trường carbon rừng và được phân bổ kinh phí hơn 162 tỷ đồng từ nguồn thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho đối tượng rừng tự nhiên. Những kết quả trên đang khẳng định sự chuyển biến rõ nét từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và chuyển đổi số, tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Ngành nông nghiệp đã chuyển từ sản lượng sang giá trị và chất lượng. Thay vì sản xuất những gì mình có thì đã chuyển sang sản xuất những gì thị trường cần. Đầu vào ít đi, giá trị cao hơn, quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp cao, nông nghiệp xanh, tuần hoàn, hữu cơ để có những sản phẩm nông nghiệp có giá trị, phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu".
Những kết quả đạt được trong năm 2024 cho thấy ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đang thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Kết quả này, cùng với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp Thanh Hóa kỳ vọng sẽ có thêm nhiều gam màu tươi sáng hơn trong bức tranh nông nghiệp năm 2025.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.