Đóng góp to lớn của Thanh Hóa cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Với vị trí quân sự chiến lược quan trọng, Thanh Hóa tự hào là nơi phát tích của khởi nghĩa Lam Sơn gắn với danh tiếng vang dội của Bình Định Vương Lê Lợi vào nửa cuối thế kỉ 15. Trong 6 năm đầu gian khổ và thử thách, vùng căn cứ địa kháng chiến này đã chở che, nuôi dưỡng và là chỗ dựa vững chắc để cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được giữ vững và phát triển lớn mạnh, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn, quét sạch giặc phương Bắc ra khởi bờ cõi nước Nam.
Vùng đất cổ Lam Sơn nối liền một dải với miền rừng núi phía Tây xứ Thanh là căn cứ địa vững chắc để nghĩa quân Lam Sơn tiến hành khởi nghĩa chống lại giặc Minh xâm lược. Giai đoạn 6 năm đầu hoạt động trên địa bàn Thanh Hóa là giai đoạn dài nhất, gian khổ và khó khăn nhất của nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo. Bởi khi đó "nghĩa quân mới dấy" mà "thế giặc đương hăng" nhưng với tinh thần, ý chí phi thường của nghĩa sỹ, lại được đồng bào các dân tộc Thanh Hóa đùm bọc, che chở và là chỗ dựa vững chắc nên nghĩa quân Lam Sơn đã vượt qua mọi hiểm nguy, thử thách, giữ vững và phát triển phong trào. Nghĩa quân Lam Sơn cũng đã triệt để lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng để tiến hành chiến tranh du kích, tiêu diệt một phần sinh lực của địch, tạo thanh danh, uy tín vang dội. Để từ một cuộc khởi nghĩa của một địa phương, trở thành cuộc chiến tranh Nhân dân giải phóng đất nước.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Thanh Hóa có một vị thế hết sức đặc biệt, khu vực núi rừng Thanh Hóa là nơi rất gần trung tâm đất nước, là nơi hội tụ được tất cả các nơi từ Nam ra Bắc. Vì vậy, đây là xem là nơi có đủ điều kiện xây dựng căn cứ khởi nghĩa, thiên thời, địa lợi, nhân hòa có vai trò quyết định nhất".

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện sử học Việt Nam
Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện sử học Việt Nam cho biết: "Trong 6 ở Thanh Hóa rất gian nan phải ăn củ nâu, uống mật ong, giết cả voi cả ngựa để qua ngày cầm cự. Trong 6 năm loay hoay 6 năm gian khổ nếu không có sự ủng hộ, đóng góp của Nhân dân miền núi xứ Thanh cuộc khởi nghĩa không còn. Rất may ngày nay vẫn còn rất nhiều truyền thuyết về đóng góp của miền Tây Thanh Hóa cho khởi nghĩa Lam Sơn".
Ngày nay trên địa bàn miền núi phía Tây Thanh Hóa vẫn còn nhiều những địa danh, những chứng tích lịch sử văn hóa gắn liền với anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Những địa danh đã được ghi vào sử sách như: Lũng Nhai, Mường Mọt (huyện Thường Xuân), Chí Linh, Mường Nanh, Mường Chính (huyện Lang Chánh), Quan Du huyện Quan Hóa, Ba Lẫm, Úng Ải (huyện Bá Thước), Lỗi Giang, Bến Bổng và vùng đất Lam Sơn thuộc huyện Thọ Xuân ngày nay vẫn còn đó như những minh chứng sống động nhất, ghi nhận và khẳng định vai trò, cống hiến của Nhân dân các dân tộc miền núi xứ Thanh trong phong trào giải phóng dân tộc nửa cuối thế kỷ XV mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ông Lê Đức Tiến, thủ từ đền Lũng Nhai, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước khi làm nên nghiệp lớn, Lê Lợi đã cùng với 18 vị hảo hán cắt máu ăn thề tại đây để cùng một lòng cứu nước làm nên cơ nghiệp đuổi giặc minh ra khỏi bờ cõi. Địa điểm hội thể Lũng Nhai gắn với dân bản. Người dân nơi đây luôn nghĩ đến Hội thề Lũng Nhai".

Vùng đất oanh liệt nhưng cũng rất nghĩa tình xứ Thanh đã khởi phát và nuôi dưỡng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm tháng gian khó, hiểm nguy. Từ đây, thanh thế nghĩa quân ngày càng vang dội, tạo đà để phát triển lực lượng và mở rộng phạm vi kháng chiến ra cả nước, góp phần hoàn thành sứ mệnh lịch sử: giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh, tái thiết lại nền độc lập dân tộc. "Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc. Ngày nay, hào khí Lam Sơn vẫn cuộn chảy trong dòng lịch sử của quê hương đất nước, vang vọng mãi muôn đời.

Nguy cơ chậm tiến độ các công trình tu bổ nâng cấp đê điều
Theo quy định, việc thực hiện các dự án tu bổ, nâng cấp công trình đê điều phải đảm bảo đạt cao trình chống lũ trước ngày 30/6. Tuy nhiên, do khan hiếm vật liệu phục vụ thi công và vướng mắc mặt bằng nên một số dự án tu bổ, nâng cấp đê điều trên địa bàn tỉnh có thể sẽ chậm tiến độ vượt lũ.

Thanh Hóa được biểu dương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Theo đó, Phó Thủ tướng biểu dương 7 địa phương thuộc Tổ công tác số 2 gồm: Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang và Hòa Bình, đã triển khai rất tốt nhiệm vụ với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước.

Tăng cường trực canh gác lửa rừng trong những ngày nắng nóng
Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Thanh Hóa có trên 48.580 ha rừng có nguy cơ cháy rất cao trong mùa nắng nóng. Trong đó, có gần 10.000 ha rừng thông, có lớp thảm thực bì, cành khô, lá rụng dưới tán rừng dày, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật
Hiện nay, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thanh Hóa đều trở thành một tuyên truyền viên đến với từng hộ gia đình, từng người dân. Từ đó, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và các hành vi mất an ninh trật tự.

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính
Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung vừa triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn huyện Hà Trung, huyện Thạch Thành và thị xã Bỉm Sơn.

Phát huy hiệu quả lực lượng An ninh trật tự ở cơ sở
Thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, từ 1/7/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 4.351 tổ bảo vệ an ninh trật tự được thành lập. Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, lực lượng này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ, giúp sức các đơn vị Công an xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ nắm địa bàn, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh.

Tháng 4/2025: Tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của cả nước đạt 39,5%
Một nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, gắn với quan điểm lấy người dân là trung tâm và là đối tượng phục vụ, chính là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Thời tiết ngày hôm nay 14/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng nóng
Thời tiết ngày mai 14/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi về đêm, ban ngày nắng; Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Giải toả vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên tuyến quốc lộ 45
Thời gian vừa qua, tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ xảy ra khá phổ biến ven quốc lộ 45, đoạn từ thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng trên, các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức ra quân giải toả lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường.

Xử nghiêm doanh nghiệp chậm đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc
Bộ Xây dựng giao Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các nhà đầu tư, các ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ cao tốc theo hợp đồng đã ký kết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.