Động vật hoang dã
Nghi Sơn: Phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm trên xe khách
Công an thị xã Nghi Sơn vừa phát hiện xe ô tô chở khách mang biển kiểm soát 76B-003.17 lưu thông theo hướng Đà Nẵng – Hà Nội, chở theo một thùng xốp chứa 9 cá thể động vật Tê tê đã chết và một thùng xốp khác chứa 17 cá thể động vật Rùa đang còn sống cùng với nhiều tang vật khác có liên quan. Đây là các loài động vật quý hiếm có trong danh mục sách đỏ, cần phải lưu giữ và bảo tồn.
Thanh Hóa tăng cường các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã
Thanh Hóa có trên 393 nghìn ha rừng tự nhiên, trong đó có hệ động vật rất phong phú với 1.811 loài. Thời gian qua, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tận gốc các hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển và sử dụng động vật hoang dã.
Thủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu bảo tồn có hiệu quả động vật đặc hữu quý hiếm
Với diện tích trên 24,2 nghìn ha rừng tự nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa chứa đựng hệ động vật phong phú với 915 loài, trong có hơn 30 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. 10 năm qua, thông qua các chương trình, dự án của trung ương và của tỉnh, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã bước đầu bảo tồn có hiệu quả nhiều loại động vật hoang dã đặc hữu quý hiếm.
Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen động vật rừng
Rừng đặc dụng của Thanh Hóa có hệ động vật vô cùng phong phú và đa dạng với 1.811 loài thuộc 241 họ. Tuy nhiên do nạn săn bắt động vật hoang diễn ra phức tạp dẫn đến hệ động vật rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc gia trên địa bàn tỉnh đã chủ động nghiên cứu, bảo tồn chăm nuôi sinh sản thành công một số loại động vật hoang dã bản địa để tái thả vào rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã và đa dạng sinh học.
Vườn quốc gia Bến En nỗ lực cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã
Với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm với nghề, trong suốt những năm qua đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En đã làm tốt công tác cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã, góp phần phát triển đa dạng sinh học nơi đây.
Kim Sơn - nơi còn hàng trăm con khỉ lông vàng trú ngụ
Khu danh thắng Kim Sơn, huyện Vĩnh Lộc được ví như Tràng An thu nhỏ của Thanh Hoá bởi non nước giao hòa. Điều đặc biệt nữa là ở đây còn đang bảo tồn được loài khỉ lông vàng với số lượng lớn.
Nuôi chồn hương mang lại nguồn thu lớn
Con nuôi đặc sản đang là hướng đi được nhiều nông dân lựa chọn để phát triển kinh tế. Nắm bắt nhu cầu thị trường, ông Đào Phan Tuấn, ở xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đưa con chồn hương về thuần hóa, nuôi tại gia đình. Sau hơn 1 năm, trang trại nuôi chồn hương của ông đã nhân giống gấp 5 lần, bước đầu mang lại nguồn thu đáng kể.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh bảo tồn rừng ở Gabon
Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ rừng “One Forest” đã khai mạc ngày 1/3 tại thủ đô Libreville của Gabon. Hội nghị nhằm mục đích đưa các quốc gia có diện tích rừng lớn hợp tác phát triển một nền tảng giải pháp khoa học và kinh tế đồng thời kết hợp bảo tồn rừng với phát triển kinh tế.
69 tháng tù dành cho 5 đối tượng mua bán, vận chuyển hổ để nấu cao
Tòa án Nhân dân huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 đối tượng trong vụ án mua bán, vận chuyển hổ để nấu cao. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt tổng cộng 69 tháng tù cho 5 đối tượng.