Vườn quốc gia Bến En nỗ lực cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã
Với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm với nghề, trong suốt những năm qua đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En đã làm tốt công tác cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã, góp phần phát triển đa dạng sinh học nơi đây.
Chuẩn bị thức ăn, cho động vật ăn, chăm sóc những con bị đau yếu, dọn dẹp vệ sinh lý chuồng trại... Đó là những công việc thường ngày của cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng cần sự kiên trì và tận tâm, bởi các loài động vật được cứu hộ về đây có nhiều loài, mỗi loài có một loại thức ăn và thói quen sinh hoạt riêng, đòi hỏi các nhân viên trung tâm và nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ để có cách chăm sóc phù hợp.

Đặc biệt, do hầu hết những động vật được cứu hộ đưa về chăm sóc tại đây bị săn bắt và mua bán trái phép nên cần được chữa trị vết thương và phục hồi sức khỏe. Thậm chí, có những cá thể động vật quý hiếm được người dân hiến tặng, nhưng lại mất bản năng sinh tồn do nuôi nhốt lâu ngày, cần phải phục hồi bản năng hoang dã trước khi thả về tự nhiên.

Anh Nguyễn Viết Dương, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En
Anh Nguyễn Viết Dương, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En cho biết: "Chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính sinh học của từng loài động vật để tìm tòi thức ăn. Những loài động vật cầu kì về nguồn thức ăn chúng tôi phải ủ bằng men vi sinh để cung cấp lượng thức ăn và dinh dưỡng. Ngoài thức ăn, có những loại động vật đưa về đứt tay, lìa chân chúng tôi phải tận tình chăm sóc đến khi lành để thả về tự nhiên".
Từ năm 2018 đến nay, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng đã tổ chức chăn nuôi và cứu hộ được 18 loài, với tổng số 73 cá thể động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: khỉ mặt đỏ, chim công, trăn gấm, rùa sa nhân, tê tê... Sau khi cứu hộ và chăm sóc, nhiều cá thể động vật hoang dã được thả về môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Bến En. Đặc biệt, đơn vị đã nghiên cứu và làm tốt công tác chăm nuôi sinh sản động vật hoang dã, vừa bảo tồn nguồn gen, đồng thời kết hợp với việc phát triển mô hình sinh kế cho người dân địa phương. Hiện nay, một số loài như hưu sao, gà rừng đã được nuôi thử nghiệm thành công tại một số hộ gia đình trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Bến En.

Anh Nguyễn Viết Dương, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En cho biết thêm: "Chúng tôi nuôi sinh sản là phải nghiên cứu tập tính của từng loại thức ăn, tập tính sinh sản, thời kì sinh sản để nghiên cứu phương pháp sinh sản của từng loại. Từ đó tái thả về rừng cũng như tạo sinh kế cho người dân vùng đệm".

Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En
Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng, Vườn quốc gia Bến En cho biết: "Trong thời gian tới, anh em tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo tồn động vật hoang dã, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và người dân vùng đệm nắm được tầm quan trọng của bảo vệ động hoang dã. Song song với đó, chúng tôi nghiên cứu tập tính của các loài để chăm sóc, nuôi dưỡng và tái thả về rừng tự nhiên và tạo nguồn giống cung cấp cho người dân phát triển mô hình kinh tế"
Trong thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Bến En sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo tồn động vật hoang dã, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đơn vị cũng có kế hoạch tiếp nhận nuôi thêm một số loài động vật cảnh ngoại lai để xây dựng nơi đây thành "khu vườn động vật " lý thú, phục vụ du khách khi đến thăm quan Vườn quốc gia Bến En.

Lực lượng Cảnh sát giao thông Thanh Hóa sẵn sàng ứng phó bão số 3
Để ứng phó với bão số 3, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng, thành lập các tổ công tác trực tiếp phối hợp với các xã, phường có tuyến sông, kêu gọi thuyền, phương tiện chở khách ngang sông di chuyển vào nơi tránh trú bão và thực hiện nghiêm biện pháp ứng phó bão lũ.

Viettel Thanh Hóa dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 21/7, Viettel Thanh Hóa đã tổ chức dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng.

Dự báo 16h ngày 22/7, bão vào đất liền ven biển Hải Phòng-Thanh Hóa
Theo bản tin 17h của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, lúc 16h ngày 21/7, bão số 3 chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 100km, cách Ninh Bình khoảng 270km.

Xã Biện Thượng ứng phó bão số 3
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, chính quyền và Nhân dân xã Biện Thượng, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung cao độ, triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với tinh thần "không chủ quan, không bị động, bất ngờ".

Xã Bát Mọt chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Xã miền núi cao Bát Mọt, tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đội xung kích ứng phó với bão số 3 theo phương châm "4 tại chỗ".

Thanh Hóa từ ngày 21- 24/7 sẽ có mưa to đến rất to
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, vùng biển Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7; sau tăng lên cấp 7 - 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh.

Kim Tân chủ động ứng phó mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão số 3
Sáng 21/7, lãnh đạo xã Kim Tân, tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Ban quản lý đầu tư xây dựng khu vực Thạch Thành và các đơn vị thi công đã kiểm tra các công trình phòng chống lụt bão đang thi công trên địa bàn xã.

Gần 6.600 tàu thuyền đã neo đậu, tránh trú bão an toàn
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các lực lượng chức năng đã khẩn trương thông tin liên lạc, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú an toàn.

Xã Thọ Lập chủ động ứng phó với cơn bão số 3
Xã Thọ Lập, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc, gió giật mạnh kèm theo mưa lớn và triển khai các biện pháp ứng phó với diễn biến của bão số 3.

Xã Hoằng Tiến chủ động ứng phó với bão số 3
Xã Hoằng Tiến tỉnh Thanh Hoá là xã ven biển, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi triều cường, gió mạnh, sóng lớn khi có bão đổ bộ. Xã đang khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ứng phó với bão số 3 theo phương châm 4 tại chỗ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.