Nuôi chồn hương mang lại nguồn thu lớn
Con nuôi đặc sản đang là hướng đi được nhiều nông dân lựa chọn để phát triển kinh tế. Nắm bắt nhu cầu thị trường, ông Đào Phan Tuấn, ở xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đưa con chồn hương về thuần hóa, nuôi tại gia đình. Sau hơn 1 năm, trang trại nuôi chồn hương của ông đã nhân giống gấp 5 lần, bước đầu mang lại nguồn thu đáng kể.
Sau khi được đi thăm trang trại nuôi chồn hương tại các tỉnh miền Tây, ông Đào Phan Tuấn thấy đây là con nuôi có giá trị kinh tế cao, trong khi đó, ở Thanh Hóa và khu vực miền Bắc, người dân nuôi chồn hương rất ít, chưa đủ cung ứng cho thị trường.
Năm 2021, ông Tuấn quyết định xin cấp phép đầu tư nuôi chồn hương. Với số vốn tích lũy được từ nhiều năm đi làm ăn xa, ông đã vay thêm vốn của anh em, bạn bè đầu tư xây chuồng trại trên diện tích đất vườn của gia đình. Ban đầu ông xây 2 khu chuồng, mua 100 con giống về nuôi. Đây là động vật hoang dã, việc thuần hóa ban đầu khá khó khăn, do vậy, ông đã lặn lội ra Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tìm hiểu, học kỹ thuật chăm sóc. Ông Đào Phan Tuấn cho biết: qua quá trình nuôi, tìm hiểu, ông đã nắm chắc được kỹ thuật, con giống và xử lý khi vật nuôi bị bệnh. Đến bay giờ ông có thể tự tin nắm vững kỹ thuật để nuôi.
Sau nửa năm, chồn hương bắt đầu sinh sản, gia đình ông tiếp tục xây thêm 3 khu chuồng trại để nhân giống. Theo ông Tuấn, nuôi chồn hương có nhiều ưu điểm như: ít dịch bệnh; chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng nguồn rau, quả trong gia đình; giá bán cao… Đến nay, trang trại của gia đình ông đã có 500 con giống, mỗi con chồn hương 1 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 4 con. Ông Đào Phan Tuấn cho biết: mục tiêu của trang trại là phấn đấu nhân 1000 con giống, thời gian tới sẽ mở rộng trang trại khu tiếp theo, phấn đấu năm nay sẽ đạt dự định 700 con mẹ. Ông Lê Đình Thương, Chủ tịch UBND xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn cũng cho biết thêm: hiện địa phương tiếp tục hỗ trợ bằng nguồn, mở rộng quỹ đất, mở rộng chuồng trại; tạo điều kiện vay vốn để làm. Tới đây xã tổ chức cho bà con tham quan học tập, nhân rộng nhiều mô hình như thế này.
Do nắm được kỹ thuật chăn nuôi nên trang trại chồn hương của gia đình ông Tuấn phát triển tốt, không có dịch bệnh. Trung bình mỗi tháng ông bán được 40 - 50 cặp chồn hương giống với giá từ 10 - 15 triệu một cặp cho các trang trại trong cả nước. Ông Tuấn đang định hướng mở rộng quy mô, tiếp tục nuôi chồn hương thương phẩm.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.