Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ "về đích" trong năm 2020
Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) - Bộ Giao thông vận tải, năm 2020 dự kiến hoàn thành 28 công trình, dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 52.500 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.
Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, ban đầu Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng “lỡ hẹn” và phải lùi thời hạn vận hành sang năm 2018.

Nhấn để phóng to ảnh
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Toàn Vũ)
Hết năm 2018, tình trạng “lụt” tiến độ một lần nữa khiến cho kế hoạch vận hành dự án này bị “phá sản”, Tổng thầu Trung Quốc “hứa hẹn” sẽ khai thác vào tháng 4/2019 nhưng tới hết năm tuyến đường sắt vẫn không thể đưa vào khai thác do Tổng thầu không thực hiện đúng cam kết.
Cuối năm 2019, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, Tổng thầu thừa nhận bị “mất giấy tờ” nên không cung cấp được đầy đủ hồ sơ dự án theo yêu cầu kiểm định của tư vấn Pháp.
Tại Hội nghị khai nhiệm vụ năm 2020, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ GTVT giải quyết các vướng mắc còn lại, sớm đưa dự án vào khai thác.
Dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long
Với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng, dự án được khởi công đầu năm 2018, đi qua các nút giao quan trọng của thủ đô như đường Phạm Hùng, Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu - đoạn có lượng phương tiện qua lại dày đặc, nhất là vào giờ cao điểm.
Tổng chiều dài cầu dự án là 5,3km, kéo dài từ cầu Mai Dịch đến Nam Thăng Long, dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng. Hiện nay, đường mở rộng bên dưới quy mô 6 làn xe đã hoàn thành vào tháng 10/2019, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2020.

Nhấn để phóng to ảnh
Sau khi hoàn thành, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín vành đai 3 Hà Nội, giúp các phương tiện từ các tỉnh phía Bắc đi đến phía Nam và ngược lại không phải qua khu vực trung tâm, giảm được thời gian lưu thông và ùn tắc trong nội đô.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Long Thành
Hai tuyến cao tốc kết nối vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là dự án trọng điểm quốc gia nằm trong quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đều đang chậm tiến độ do thiếu vốn kéo dài. Tính đến tháng 11/2019, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành mới đạt hơn 77% sản lượng, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chậm tiến độ 27% so với kế hoạch.
Mới đây, dự án cao tốc kéo dài 10 năm Trung Lương - Mỹ Thuận khi các ngân hàng tài trợ vốn đã ký hợp đồng tín dụng và giải ngân hơn 6.600 tỉ đồng vào giữa tháng 12 vừa qua, giúp dự án có thể đạt mục tiêu thông tuyến cuối năm 2020 và hoàn thành vào quý II/2021.
Hàng chục dự án “cán đích”
Theo Cục QLXD&CLCTGT, các dự án được dự kiến hoàn thành, gồm: Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông; dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL1 đoạn Km1051+845 - Km1055+280, tỉnh Quảng Ngãi; nâng cấp, mở rộng tuyến nối QL1 đến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển, tỉnh Quảng Nam; QL27 tránh Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng; tuyến tránh TP.Kon Tum; nâng cấp tải trọng các cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh; cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hợp đồng BOT.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; hai hạng mục bổ sung (nút giao Dầu Giây và tuyến tránh TP.Bảo Lộc) thuộc dự án khôi phục QL20 đoạn Km0 - Km123+105; phần bổ sung dự án cải tạo nền, mặt đường QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai; tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần 2; mở rộng tuyến tránh QL1 đoạn qua TP.Tân An, tỉnh Long An.
Ngoài ra, trong năm 2020, Bộ GTVT sẽ hoàn thành các dự án: Mở rộng các cầu trên QL1A đoạn qua tỉnh Tiền Giang; cải tạo mặt đường tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp qua địa bàn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; cải tạo, nâng cấp QL53 đoạn Trà Vinh - Long Toàn, tỉnh Trà Vinh; đầu tư xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long…
Châu Như Quỳnh/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cục Cảnh sát giao thông đề xuất sơn kẻ vạch tốc độ lên mặt đường
Trước một số ý kiến đề xuất cơ quan chức năng bổ sung trị số tốc độ tối đa cho phép lên mặt đường, tương tự như các ký hiệu vạch kẻ đường khác để người tham gia giao thông dễ dàng chấp hành đúng quy định, Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, vấn đề sơn hiển thị trên mặt đường một số trị số, báo hiệu giao thông cũng nằm trong định hướng bảo đảm an toàn giao thông của Cục.

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công điện số 05/CĐ-UBND ngày 19/7/2025 yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Khoảng 102.000 khách hàng ở miền Bắc bị gián đoạn sử dụng điện do dông lốc
Dông lốc bất ngờ xảy ra vào chiều 19/7 tại nhiều địa phương khu vực miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc cung cấp điện trên diện rộng. Thống kê ban đầu cho thấy, khoảng 102.000 khách hàng tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Hưng Yên... bị gián đoạn sử dụng điện.

Bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15- 20km/h
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão số 3 ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15- 20km/h.

Đảm bảo an toàn cho người dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai
Là tỉnh có địa hình phức tạp, Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi nhiều hình thái thiên tai như sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt... Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, cả trước mắt và lâu dài.

11 khuyến cáo về đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong mùa mưa lũ sau bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo người dân không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo sau:

Thanh Hoá cấm biển từ 8h ngày 21/7
Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành công điện 05 ngày 20/7 về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025. Theo đó quyết định: Cấm biển trên địa bàn tỉnh từ 08 giờ 00 ngày 21/7/2025 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão.

Thanh Hoá là 1 trong 5 tỉnh chịu tác động mạnh nhất bởi bão số 3
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 có tên Wipha, là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh với tốc độ khoảng 20 km/h. Hoàn lưu gây mưa lệch về phía Nam và phía Tây, chính vì vậy có thể xuất hiện mưa dông trước bão. Theo dự báo Thanh Hoá là 1 trong 5 tỉnh chịu tác động mạnh nhất bởi bão số 3.

Bão số 3 giật cấp 11, còn cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 233km
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào lúc 6h ngày 21/7, vị trí tâm bão khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 110.0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 233 km về phía Đông.

Công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Nội dung cụ thể như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.