Du lịch cộng đồng: hướng phát triển du lịch bền vững
Loại hình du lịch sinh thái cộng đồng mặc dù mới chỉ phát triển tại Thanh Hóa trong khoảng 10 năm trở lại đây, song đã nhanh chóng trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Sản phẩm này cũng mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa là nơi lưu giữ nhiều không gian văn hóa làng, bản với các nếp nhà sàn truyền thống; nhiều nét sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của các dân tộc thiểu số... Nhờ thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, khu vực này phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng khá thuận lợi. Một số địa phương đã có chiến lược cụ thể và cách làm bài bản để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng dựa trên các tài nguyên thế mạnh của địa phương, gắn với đáp ứng nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Bà Phạm Thị Hương, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện Thạch Thành
Bà Phạm Thị Hương, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện Thạch Thành cho biết: "Huyện tuyên truyền để các cơ sở kinh doanh xây dựng hình ảnh du lịch thân thiện, mến khách. Tăng cường công tác kiểm tra nếu phát hiện các hộ kinh doanh bán hàng chèo kéo khách sẽ chấn chỉnh, nhắc nhở".
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, lượng khách đến với các điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở khu vực miền núi của tỉnh ước đạt khoảng 500.000 lượt người /năm. Con số này vẫn còn quá thấp so với quy mô khách du lịch đến với Thanh Hoá mỗi năm là khoảng hơn 10 triệu lượt. Để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững, ngoài cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa khác biệt, thì trước hết cần một cộng đồng đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ lợi ích.

Cùng với đó là sự song hành, chung tay, định hướng của các cấp, sở, ngành, chính quyền địa phương. Chỉ khi có được điều đó và người dân thực sự được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương, thì lúc đó du lịch cộng đồng ở Thanh Hóa mới có thể phát triển bền vững.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%

Thị xã Bỉm Sơn sẵn sàng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Trong đó, chính lễ sẽ diễn ra vào ngày 25/3, tức ngày 26/2 âm lịch. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho chính lễ đã cơ bản hoàn tất.

Mênh mông hồ
Đến thăm những thắng cảnh hồ trên núi ở xứ Thanh, trực tiếp cảm nhận bằng mọi giác quan mới thấy được sắc dịu dàng của đất trời xen lẫn vào hơi thở mơn man của cuộc sống, tạo nên nét đẹp của một vùng non nước hữu tình.

Bế mạc Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 42, năm 2025
Tối ngày 22/3, Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 42, năm 2025 đã diễn ra tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành trung ương tới dự.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.