Du lịch Thanh Hoá ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch ở Thanh Hoá trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời là biện pháp để các đơn vị, doanh nghiệp du lịch thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với khách hàng cũng như thay đổi cách vận hành sản phẩm du lịch một cách bài bản, thông minh.
Trong những năm gần đây, Khu du lịch sinh thái Pù Luông, huyện Bá Thước là điểm sáng của loại hình du lịch cộng đồng không chỉ trong mà cả ngoài tỉnh. Chính vì vậy, lượng khách qua hàng năm đều tăng trưởng vượt mức đề ra. Có những thời gian cao điểm nơi này còn quá tải. Do đó, công tác quản lý về mọi mặt của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cũng là bài toán đặt ra. Và dĩ nhiên, không nằm ngoài cuộc cách mạng 4.0, các đơn vị đã nhanh chóng tìm ra các giải pháp về công nghệ để tối ưu hoá vận hành, các dịch vụ đều đã được áp dụng các phần mềm quản trị.
Puluong Eco Garden là một ví dụ, đơn vị đã dùng phần mềm Kiot Việt trong quản lý lưu trú và phần mềm Smail trong dịch vụ ăn uống. Mỗi booking hay bill ăn uống được thực hiện theo quy trình tối giản nhất mà vẫn chính xác cao. Đặc biệt, nhà đầu tư dễ dàng nắm được các hoạt động kinh doanh bất cứ thời điểm nào.
Ông Đỗ Đức Mạnh, Quản lý Puluong Eco Garden, huyện Bá Thước cho biết: "Chuyển đối số là tất yêu và Puluong Eco Garden cũng vậy. Hiện tại, 100% chúng tôi đang sử dụng các phần mềm, có máy tính cho các bộ phận phục vụ cho chuyên nghiệp".
Thời gian qua, Thanh Hoá cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, đưa công nghệ vào hoạt động du lịch. Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý, kinh doanh được nhiều đơn vị thực hiện, triển khai mạnh mẽ hơn. Phần lớn các công ty du lịch hoạt động trên địa bàn Thanh Hoá, như Vietravel, Lê Gia, Vnplus Travel, Lạc Hồng… đều đã đưa các giải pháp công nghệ vào quản lý, xây dựng sản phẩm mới, giới thiệu điểm đến và hỗ trợ khách du lịch khi tìm hiểu về địa điểm vui chơi, mua sắm, nhà hàng, an ninh…
Đối với các cơ sở lưu trú, từ khi sử dụng phần mềm quản lý, các tiện ích từ phòng ở, ăn uống, bể bơi và các dịch vụ đi kèm khác đã được tích hợp đầy đủ trong chiếc thẻ phòng. Từ đó giúp khách hàng có sự riêng tư, chủ động sử dụng dịch vụ, cơ sở cũng giảm bớt nhân sự kiểm soát ở các khâu.
Ông Tạ Hồng Sáng, Tổng quản lý Flamingo Ibiza Hải Tiến City cho biết: "Chúng tôi áp dụng công nghệ vào trong tất cả các khâu, từ quản trị nhân sự đến mua sắm, đến vận hành hàng ngày, đặc biệt là truyền thông, các phần mềm khai báo lưu trú".
Tại các di tích, khu, điểm du lịch đều ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh. Chẳng hạn, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Di sản thành nhà Hồ… đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, cho phép du khách sử dụng nhiều ngôn ngữ để tìm kiếm thông tin về di tích. Bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng được xây dựng khiến việc tìm kiếm và truyền tải thông tin điểm đến cho du khách cũng trở nên dễ dàng hơn.
Anh Nguyễn Võ Hoàng, Công ty Du lịch Thái Sơn, tỉnh Nghệ An chia sẻ: "Tích hợp thông tin như thế này không chỉ giúp ích cho du khách mà chính với những người làm du lịch cũng có ích, khi chưa có cơ hội hiểu hết thì đây là kênh tuyệt vời để khai thác thêm".
Những tiện ích ứng dụng công nghệ số đã mang lại nhiều lợi ích cho cả du khách cũng như địa phương, đơn vị du lịch khi khách du lịch dễ dàng tiếp cận hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch. Nhìn một cách toàn diện, quá trình này giúp giảm tác động đến môi trường, tiết kiệm chi phí và thời gian. Vì thế, chuyển đổi số để phát triển du lịch là khoản đầu tư tiết kiệm, có thể giúp doanh nghiệp đưa các sản phẩm tiếp cận với du khách. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết là đòi hỏi các đơn vị cần có sự liên kết, chia sẻ công nghệ, đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật.
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa
Về với huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng người dân bản địa, mà còn được chiêm ngưỡng những chứng tích lịch sử hào hùng của những năm tháng chiến tranh gian khổ mà đầy oanh liệt của dân tộc.
Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Hoa hậu Nguyễn Phương Anh – Hành trình toả sáng
Thanh Hoá – mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử truyền thống, các vị anh hùng hào kiệt vang danh với non sông mà còn rất tự hào khi xứ Thanh còn là quê hương của nhiều người đẹp tài sắc vẹn toàn, những hoa hậu, á hậu có nhiều cống hiến tích cực cho quê hương và xã hội.
Mùa thu Lam Kinh
Cuối tháng 8 và tháng 9 âm lịch là khoảng thời điểm đất trời đã thực sự vào thu, nắng hanh hao, vàng ruộm nhuộm cả không gian. Thu đến, như báo hiệu một “nhịp” của thời gian đang dần đi về chặng cuối của một năm. Và như đã hẹn, trong những ngày thu trong veo ấy, lòng người lại xốn xang nẻo về nguồn - về với Lam Kinh.
Dự báo lượng khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ tăng cao dịp kỳ nghỉ cuối năm
Dự tính 3 tháng cuối năm, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sẽ đón khoảng hơn 123 nghìn lượt du khách quốc tế do vào dịp lễ Giáng sinh, đón Năm mới 2025 và kỳ nghỉ Đông. Như vậy, cả năm nay thành phố này sẽ đạt mục tiêu đón trên 847 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch, vượt hơn 27% kế hoạch và tăng 52,6% so với năm 2023.
Hội thảo khoa học về hang núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn
Chiều ngày 30/9, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, văn hóa, bảo tồn, địa chất, môi trường trong và ngoài tỉnh.
Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Hùng vĩ núi rừng xứ Thanh
Thanh Hóa được ví như là một Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các dạng địa hình: miền núi và trung du, đồng bằng, ven biển và biên giới, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở phía Tây Bắc, có những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam. Trong tổng diện tích hơn 11 nghìn km2, địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.