Du xuân Không gian Văn hóa Việt xứ Thanh
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, thành phố Thanh Hóa đã và đang đổi mới trên tiến trình xây dựng và phát triển. Giữa thành phố náo nhiệt, có những không gian xanh yên bình đang được đưa vào phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, là những điểm đến mang tới cho người dân và du khách những trải nghiệm, ấn tượng khó quên trong ngày đầu năm mới.
Tọa lạc tại phố Mai Xuân Dương, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, có một không gian bình yên, nên thơ, nơi du khách có thể đến khám phá và trải nghiệm những sản phẩm văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú. Đó chính là Không gian Văn hóa Việt xứ Thanh.
Được xây dựng trên diện tích gần 20.000m2, "Không gian văn hóa Việt xứ Thanh" được tạo dựng, sắp xếp thành nhiều khu trưng bày khác nhau. Mỗi khu trưng bày lại đem đến cho du khách những cảm nhận khác nhau về những giá trị văn hóa, văn minh của người Việt. Những thông điệp của thời gian không chỉ ẩn chứa trong cổ vật từ nền Văn hóa Đông Sơn rực rỡ và những giai đoạn tiếp theo mà còn được các nghệ nhân với óc tưởng tượng phong phú thổi vào những nguyên vật liệu tự nhiên như gốc cây, tảng đá… trở thành tác phẩm nghệ thuật có hình dáng độc đáo, họa tiết tinh xảo và sống động.

Ấn tượng đầu tiên khi đến "Không gian văn hóa Việt" là vẻ đẹp nên thơ, hữu tình được kiến tạo thành một không gian xanh mát với nhiều loại cây được thu thập trong tự nhiên, những cây bon sai quý giá, đồi tùng, suối nước chảy róc rách, hồ cá koi tung tăng bơi lượn. Trong khuôn viên khu du lịch có rất nhiều loại cây quý hiếm lâu năm với hình dáng ấn tượng, ẩn chứa trong đó là những câu chuyện về nguồn gốc và sự hiện hiện của chúng trong không gian đặc biệt này.
Du khách đến tham quan Không gian văn hóa Việt xứ Thanh không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của không gian sân vườn lắng đọng chất thơ mà còn được ngắm những di vật, cổ vật trưng bày trong Bảo tàng cổ vật Đông Sơn. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc, mang đến cho du khách niềm hoài cổ trong một không gian văn hóa Việt gần gũi, thân thương. Với phương châm phục vụ cộng đồng, tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể chiêm ngưỡng di sản văn hóa lưu giữ tại điểm du lịch, Bảo tàng cổ vật Đông Sơn tại Không gian văn hóa Việt thường xuyên mở cửa trưng bày phục vụ khách tham quan, nhất là vào ngày lễ, Tết cũng như ngày kỷ niệm trọng đại của quê hương, đất nước.

Tại khu trưng bày hiện vật Văn hóa Đông Sơn, giới thiệu hơn 1000 hiện vật gồm công cụ sản xuất (như lưỡi rìu, lưỡi cày, lưỡi liềm, đục, lưỡi câu,…); đồ dùng sinh hoạt (như thạp đồng, bình, vò, nồi, ấm, chậu, đỉnh, lư đồng…); đồ gốm với nhiều kiểu dáng (như nồi, chậu, chì lưới, chân chạc…); vũ khí bằng đồng đa dạng về loại hình, độc đáo về kiểu dáng (giáo, dao găm, kiếm ngắn, rìu chiến, mũi lao, mũi tên, tấm che ngực, bao tay…). Trong số đó, hiện vật tiêu biểu mang đặc trưng Văn hóa Đông Sơn vùng sông Mã là lưỡi cày hình cánh bướm. Việc sử dụng cày đánh dấu sự phát triển của nông nghiệp, đưa xã hội Đông Sơn tiến vào ngưỡng cửa văn minh. Đặc biệt, trống đồng là di vật điển hình của nền văn minh Đông Sơn. Bộ sưu tập trống đồng tại đây có đủ mọi kích cỡ, từ lớn đến bé, hình dáng cân đối, hoa văn, họa tiết tinh xảo, sắc nét, thể hiện trình độ kĩ thuật chế tác rất cao.Tất cả đều được các nhà nghiên cứu phát hiện và sưu tầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Những di vật đồ đồng văn hóa Đông Sơn trưng bày giới thiệu tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn góp phần khẳng định nghệ thuật và kỹ thuật đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện. Nghệ thuật Đông Sơn đạt tới đỉnh cao thể hiện tư duy thẩm mỹ, thế giới quan của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đồ đồng Văn hóa Đông Sơn - loại hình sông Mã là tiêu chí để có thể nhận biết đồ đồng thuộc loại hình của địa phương khác, cũng là để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hóa kim khí khác. Sản phẩm đồ đồng trưng bày tại bảo tàng cũng phản ánh: nghề đúc đồng truyền thống của người Việt cổ đã được duy trì phát triển qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Và cho đến ngày nay, tại mảnh đất xứ Thanh, nhiều làng nghề vẫn còn lưu giữ và kế thừa được nghề đúc trống đồng tinh xảo với những nét hoa văn đẹp có từ thời đại này.

Di sản văn hóa là một bộ phận cực kỳ quan trọng của nền văn hóa mỗi dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã tích lũy được một kho tàng di sản văn hóa rất đáng tự hào. Những hiện vật của Bảo tàng cổ vật Đông Sơn mang hơi thở lịch sử đã góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa dân tộc, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Một đặc điểm dễ nhận thấy sự khác biệt ở "Không gian văn hóa Việt" so với nơi khác là các tác phẩm từ đá và gỗ. Nếu du khách chưa từng nhìn thấy, sờ thấy những phiến đá lớn thì khi đến đây sẽ có cơ hội được tận mắt chứng kiến 2 phiến đá lớn màu xanh, với chiều dài 6m, chiều rộng 4m và nặng trên 50 tấn. Đây cũng là 2 phiến đá lớn bậc nhất tại Việt Nam. Các tác phẩm đá do các nghệ nhân tạo tác dễ khiến người xem phải trầm trồ thán phục với đường nét tinh xảo, kì công như tác phẩm "Tam long tranh châu", "Cá chép ngậm tiền". Bên cạnh những tác phẩm đá do con người tạo nên thì cũng có nhiều tác phẩm đá do chính mẹ thiên nhiên ban tặng mang hình dáng giống các sinh vật trong tự nhiên như hình cá, dáng rùa. Đặc biệt, nơi đây còn trưng bày một số khối đá ruby hồng ngọc còn nguyên vẹn, rất giá trị.

Khi tham quan về những sản phẩm từ gỗ, hẳn du khách sẽ bất ngờ với nhiều tác phẩm đặc sắc do bàn tay con người tỉ mẫn tạo thành hoặc do tự nhiên kiến tạo. Nổi bật là khu trưng bày gỗ nu hương với nhiều súc gỗ lớn, vô cùng giá trị. Gỗ nu hương được ví như báu vật của rừng già, bởi không phải cứ có tiền là sở hữu được. Gọi là gỗ nu, nhưng thực chất đây không phải là tên của một loại gỗ có trong tự nhiên, mà đơn giản chỉ là bướu gỗ, mắt gỗ được sinh ra từ những dị tật, vết thương bị gãy, bị tác động hoặc do mối mọt đục trong thân cây. Qua hàng chục, hàng trăm năm, phần gỗ này được phình to nên dân gian quen gọi là gỗ nu.

Tháng 4 năm 2023, Không gian văn hóa Việt đã được công nhận là điểm du lịch tại TP Thanh Hóa. Việc công nhận điểm du lịch Không gian văn hóa Việt và cho phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập - Bảo tàng cổ vật Đông Sơn, đã góp thêm một điểm đến hấp dẫn, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Đồng thời góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của xứ Thanh.

Với không gian rộng, cảnh vật được tạo dựng bắt mắt, cổ vật quý hiếm, đa dạng, phong phú, lại được kết nối với các tuyến, điểm du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch biển và du lịch sinh thái trong tỉnh, tạo nên chuỗi du lịch đa dạng, hứa hẹn "Không gian văn hóa Việt" sẽ thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.