Đưa siêu thị về nông thôn, kích cầu tiêu thụ hàng hóa
Nếu như trước đây, hệ thống các siêu thị chỉ tập trung ở khu vực thành thị, thì giờ đây theo xu thế phát triển, hệ thống siêu thị đã xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân nông thôn, kích cầu tiêu thụ hàng hóa.
Hệ thống siêu thị điện máy, The city, Vinmart… cùng nhiều siêu thị mini đã có mặt ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Nhờ đa dạng, phong phú các loại hàng hóa nên các siêu thị đã đáp ứng được cầu mua sắm của người dân.


Ông Lê Đình Mừng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Đình Mừng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây chưa có siêu thị, chúng tôi thường ra chợ mua. Từ khi có siêu thị, chúng tôi đến đây mua do mặt hàng được kiểm định, giá cả minh bạch, giá cả không phải trả giống như ở chợ".
Để đưa siêu thị về nông thôn, các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện về đất đai, triển khai dự án để thu hút các doanh nghiệp, đơn vị tham gia. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 30 siêu thị lớn, hàng trăm siêu thị mini, trong đó khu vực nông thôn chiếm tới hơn 80%.

Các siêu thị không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có hướng tiếp cận, phân khúc bán hàng phù hợp, giúp người dân nông thôn có thêm nhiều sự lựa chọn. Hàng hóa trong siêu thị có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, niêm yết giá, có hóa đơn thanh toán... tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với hình thức mua sắm hiện đại, hạn chế tình trạng mua sắm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Ông Nguyễn Đức Thạch, Quản lý siêu thị The city Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đức Thạch, Quản lý siêu thị The city Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi có chính sách hàng hóa đối với Nhân dân đảm bảo 22 nghìn mặt hàng có giá niêm yết; Các chương trình khuyến mại đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hàng tuần, có chương trình giá sốc cuối tuần. Trong tháng, chúng tôi có hai chương trình bí quyết mua sắm".

Sự xuất hiện của hệ thống siêu thị ở khu vực nông thôn đã thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương phát triển đồng đều và hình thành tư duy thương mại hiện đại cho người dân. Đến nay, kênh bán hàng này đang dần là kênh mua bán hàng hóa chủ yếu của người dân nông thôn, chiếm tỷ lệ trên 60%. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, nhất là khu vực xa trung tâm huyện, thị trấn.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.