EU bất đồng trong việc lựa chọn Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Các bên bất đồng vì có quan điểm khác nhau về các ứng cử viên, đặc biệt là chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), cơ qua điều hành của EU.
Hôm qua (28/5), 28 nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp không chính thức nhằm thảo luận về việc lựa chọn ứng cử viên cho các vị trí chủ chốt của khối trong nhiệm kì mới. Kết thúc cuộc họp Thượng đỉnh không chính thức trong tối qua tại Brussels, lãnh đạo các nước thành viên EU đã thống nhất sẽ chốt tên của ứng cử viên cho chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối sẽ diễn ra vào hai ngày 21 và 22/6 tới.
![]() |
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, chính phủ Đức vẫn tiếp tục ủng hộ cơ chế lựa chọn Chủ tịch Uỷ ban châu Âu từ hàng ngũ của nhóm chính trị có số ghế nhiều nhất tại Nghị viện châu Âu (hay còn gọi là cơ chế Spitzenkandidat). Thủ tướng Merkel cho biết, bà và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc thảo luận song phương về các bất đồng giữa hai nước trong việc có giữ cơ chế lựa chọn Chủ tịch Uỷ ban châu Âu như cũ hay không, nhưng chưa bàn cụ thể từng ứng cử viên.
"Chúng tôi không nói về tên của ứng cử viên cụ thể trong ngày hôm nay. Tôi cũng đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Pháp Macron. Tổng thống Pháp không phải là người ủng hộ cơ chế Spitzenkandidat. Nhưng tất nhiên tất cả chúng ta cần phải sống với thực tế. Hiện nay rõ ràng là Đảng Nhân dân Châu Âu và Đảng Dân chủ Châu Âu là nhóm mạnh nhất trong Nghị viện Châu Âu. Mặc dù là chúng không đưa ra quyết định ngày hôm nay nhưng chúng tôi vẫn muốn làm theo cách mà có thể chứng minh khả năng hành động của mình”, bà Merkel nói.
Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Đức ủng hộ ông Manfred Weber, chính trị gia người Đức hiện là Chủ tịch nhóm nghị sĩ của các đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm chính trị chiếm nhiều ghế nhất tại Nghị viện châu Âu khoá tới.
Về phần mình, Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh đến vấn đề cân bằng giới tính của các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong EU.
Đáng chú ý,ông Macron nhắc đến tên của các ứng cử viên như: Frans Timmermans của nhóm đảng Dân chủ-xã hội châu Âu, Margrethe Vestager của nhóm đảng Dân chủ tự do và Michel Barnier, hiện là Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU nhưng không hề nhắc đến tên ông Manfred Weber, ứng cử viên của nhóm đảng Nhân dân châu Âu được chính phủ Đức công khai ủng hộ.
"Điều quan trọng là các ứng cử viên phải là người có năng lực và có khả năng sáng tạo. Trong 4 đề cử thì cần phải có sự cân bằng giới tính, đó là 2 nam và 2 nữ. Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến sự cân bằng chính trị và địa lý”, ông Macron nói.
Theo giới quan sát, chính phủ Pháp hiện đang phản đối ông Manfred Weber giữ chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu vì lo ngại một chính trị gia người Đức nắm giữ cương vị này sẽ tạo nên các ảnh hưởng bất lợi đến Pháp, nước hiện đang có nhiều khác biệt trong quan điểm cải tổ EU so với Đức
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, cuộc thảo luận đã tái khẳng định Hội đồng châu Âu sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc bầu Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, tức là ,theo quy định của các Hiệp ước, không thể có cơ chế tự động theo kiểu lựa chọn "ứng cử viên chính" (spitzenkandidat). Theo đó, Hội đồng châu Âu sẽ đề xuất ứng cử viên và Nghị viện châu Âu (EP) sẽ bầu chọn. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu tương lai phải có sự ủng hộ của cả đa số của Hội đồng châu Âu và đa số của Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Donald Tusk cho biết sẽ tiếp tục tham vấn với Nghị viện châu Âu và các thành viên của Hội đồng châu Âu về vị trí lãnh đạo tương lai như Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại.
Theo kế hoạch, Nghị viện châu Âu khoá mới sẽ có phiên họp đầu tiên vào ngày 2/7 và sẽ chính thức thảo luận việc lựa chọn người thay thế ông Jean-Claude Juncker từ ngày 1/11 trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban châu Âu.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
Đọc thêm

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng
Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở Sudan -trong các cuộc tấn công do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) thực hiện, lực lượng đã giao tranh với quân đội Sudan kể từ tháng 4/2023.

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường
Tập đoàn Moltiply của Italia mới đây đã đệ đơn kiện hãng Google lên tòa án Milan, yêu cầu bồi thường 2,97 tỷ euro (tương đương 3,34 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh, Google đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tại Châu Âu, bao gồm các cuộc điều tra về hành vi độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và việc tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mới của Liên minh châu Âu EU.

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp
Trong bối cảnh việc ứng dụng robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong lĩnh vực phim ảnh, nhà sản xuất robot Boston Dynamics của Mỹ cùng các đối tác mới đây đã chế tạo thành công robot hình người thế hệ mới được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm trách vai trò quay phim giống như con người.

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thụy Sĩ
Ngày 11/5, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tiếp tục ngày đàm phán thứ 2 tại Geneva, Thụy Sỹ với mục tiêu làm dịu cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Sau ngày đàm phán thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng hoan nghênh và đánh giá rằng, hai bên đã đạt được một sự khởi đầu lại hoàn toàn theo cách thân thiện và mang tính xây dựng.

Ấn Độ và Pakistan tái xung đột sau thỏa thuận ngừng bắn
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh căng thẳng, nhưng chỉ vài giờ sau, hai bên lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định. Sự việc đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của thỏa thuận giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này.

Nga thực hiện lệnh ngừng bắn 72 giờ nhân dịp Ngày Chiến thắng
Ngày 7/5, Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vẫn có hiệu lực như dự kiến, tức bắt đầu từ 0 giờ ngày 8-5 (giờ Moscow). Lệnh ngừng bắn được đưa ra trong bối cảnh Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Tổng thống Mỹ tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/5 tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước sắp diễn ra tại Thụy Sĩ.

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 8/5 đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông. Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 3 vừa qua và là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ 2 của nước này kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm nay.

Lễ hội mùa xuân Seihakusai tại Nhật Bản
Thành phố Nanao thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản mới đây đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Seihakusai, một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc nhất của đất nước mặt trời mọc nhằm cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống an lành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.