Giá lợn hơi tăng cao người chăn nuôi có lãi
Từ đầu tháng 9 đến nay, giá lợn hơi tại Thanh Hóa đã tăng từ 62.000 – 63.000 đồng/kg lên 67.000 - 68.000 đồng/kg, tùy từng khu vực, trọng lượng và nguồn hàng khác nhau. Việc giá lợn tăng lên đã phần nào giúp các hộ chăn nuôi có lãi so với trước và yên tâm hơn trong đầu tư.
Xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn có tổng đàn lợn trên 1.800 con. Tại thời điểm này, 1 kg lợn hơi xuất chuồng có giá từ 67.000 - 68.000 đồng/kg. Việc giá lợn hơi tăng 3 đến 5 giá so với thời điểm trước đó nên các hộ chăn nuôi có lãi trên 1,3 triệu/1 con lợn hơi có trọng lượng khoảng 1 tạ.

Bà Bùi Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bà Bùi Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được biết giá lợn hơi thời điểm này tăng. Đồng thời giá cám đang bình ổn nên bà con chăn nuôi lợn trong thời điểm này sẽ có lãi. Trước tình hình thực tế trên, UBND xã tăng cường công tác tuyên truyền để bà con chăn nuôi lợn trong thời điểm này có nguồn thu nhập vào cuối năm. Và đặc biệt cũng tuyên truyền bà con chăn nuôi theo hướng sinh học và an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp cuối năm".
Theo khảo sát tại một số địa phương, hiện nay, giá lợn hơi trên địa bàn Thanh Hóa dao động ở mức từ 67.000 - 68.000 đồng/kg tùy loại. Tại các chợ, thịt sấn vai có giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg, thịt ba chỉ từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, sườn non từ 120.000 - 130.000 đồng/kg, chân giò từ 80.000 - 90.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tăng nên giá thịt thành phẩm cũng tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tùy loại so với trước.

Nguyên nhân giá lợn hơi tăng là do tổng đàn chăn nuôi lợn ở các địa phương giảm. Cùng với đó, do ảnh hưởng của mưa lũ ở các tỉnh miền Bắc, dẫn đến nhiều trang trại nuôi lợn bị thiệt hại nặng nề. Việc giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng là một tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để khuyến khích người chăn nuôi đầu tư tái đàn, đảm bảo nguồn cung sản phẩm cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ông Đoàn Khắc Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Khắc Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện nay giá lợn hơi có tăng, giá cám ổn định nên người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, UBND khuyến cáo đến các gia trại, trang trại chăn nuôi tăng đàn với số lượng hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo lợi nhuận nhưng đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để giúp người chăn nuôi đảm bảo ổn định, lâu dài, bền vững".

Ông Đỗ Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi cũng tuyên truyền cho Nhân dân biết, đến cuối năm lý do tiêu thụ thực phẩm nhiều Nhân dân cố gắng tái đàn. Chăm sóc, tuân thủ các quy định của luật pháp đặc biệt khu vực môi trường trong chăn nuôi. Để đảm bảo đàn gia súc không bị lây dịch, đảm bảo nguồn thực phẩm cuối năm đặc biệt là dịp tết Nguyên đán".
Thời gian tới, là thời điểm cuối năm, giá lợn hơi tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Tại Thanh Hóa, tổng đàn lợn có 1,2 triệu con, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, để chăn nuôi lợn phát triển bền vững, người chăn nuôi cần chủ động nguồn giống, thực hiện các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất; tiếp tục nghiên cứu thông tin thị trường, phát triển chăn nuôi với quy mô phù hợp theo quy hoạch địa phương, tránh chạy theo giá cả thị trường dẫn đến cung vượt cầu.


Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.