Gia tăng sự thấu cảm giữa nhân viên y tế và người bệnh người nhà bệnh nhân
Với mục tiêu cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử, gia tăng sự thấu cảm giữa nhân viên y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân, năm 2023, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp ứng xử theo mô hình AIDET cho nhân viên y tế các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Đến nay, việc áp dụng mô hình này đã đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế.
Điều dưỡng Trịnh Thị Duyên, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định bắt đầu công việc chăm sóc bệnh nhân nội trú, thực hiện y lệnh của bác sĩ bằng thái độ ân cần, niềm nở. Những thông tin cần thiết được chị giới thiệu một cách chi tiết để bệnh nhân biết mình đang được chăm sóc, điều trị như thế nào. Người bệnh cảm thấy yên tâm, nhân viên y tế cũng làm việc thuận lợi, hiệu quả.
Đối với việc xử lý cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế cũng giới thiệu nhanh cho bệnh nhân thông tin bác sĩ phụ trách khám bệnh, cấp cứu. Sau khi bệnh nhân được cấp cứu ổn định, tình trạng bệnh nhân, phương pháp điều trị cũng được bác sĩ giải thích cho người nhà.
Chị Lê Thị Thu, Xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Người nhà tôi vào cấp cứu được xử lý nhanh, khẩn trương. Gia đình được giải thích chu đáo. Tôi yên tâm và hài lòng".
Đây là 2 tình huống giao tiếp theo mô hình AIDET giữa nhân viên y tế và bệnh nhân mà Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định đang triển khai. Mô hình này giúp gia tăng sự thấu cảm giữa nhân viên y tế và người bệnh, người nhà bệnh nhân. Người bệnh và người nhà sẽ hiểu được mình đang tiếp xúc với ai, được hỏi, được giải tỏa các thắc mắc và đặc biệt được chăm sóc tận tình, chu đáo.
Bác sĩ CKII Nguyễn Danh Lâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ cuối năm 2023 chúng tôi triển khai mô hình rộng rãi tại tất cả khoa phòng. Nhân viên thực hiện rất tốt, nâng cao sự hài lòng người bệnh".
Mô hình giao tiếp này đã và đang được ứng dụng rộng rãi và thành công tại các bệnh viện ở Mỹ trong hơn 10 năm qua. Tại Thanh Hóa, từ cuối năm 2023, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện triển khai và nhân rộng mô hình này.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Liên, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa cho biết thêm: "Khoa chúng tôi đặc thù hơn vì giao tiếp với trẻ nên chúng tôi luôn kiên nhẫn, niềm nở, gần gũi, giải thích cặn kẽ".
Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: "80% sự than phiền của bệnh nhân là đến từ thái độ, ứng xử của nhân viên y tế. Vì vậy việc giao tiếp chuẩn AIDET là rất cần thiết, cần triển khai rộng rãi".
Giao tiếp với bệnh nhân và người nhà được coi là một giá trị vô hình nhưng có ý nghĩa quan trọng trong các cơ sở y tế. Mô hình AIDET giúp tạo nên nếp ứng xử văn minh, góp phần khắc phục sự không hài lòng, phàn nàn của bệnh nhân và người nhà về nhân viên y tế khi đến cơ sở khám, chữa bệnh, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cự trong thực hiện Chương trình Chống lao Quốc gia. Đó là đẩy mạnh triển khai đồng bộ các can thiệp phòng, chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, chẩn đoán và thu nhận vào điều trị, tiến tới cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, thanh toán bệnh lao vào năm 2024.
Giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại Cảng Hàng không Nội Bài
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài nhằm giám sát, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan.
Các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung cấp cứu nạn nhân do mưa, lũ gây ra
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
Triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi tại 18 tỉnh, thành phố
Bộ Y tế vừa có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2024 tại 18 tỉnh, thành phố với 135 huyện ở 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Gia tăng bệnh nhi nhập viện sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh tăng mạnh.
Chủ động phòng đột quỵ có nguyên nhân từ thận
Suy thận có thể được chữa khỏi khi phát hiện và điều trị sớm, ngược lại bệnh sẽ diễn tiến sang giai đoạn kế tiếp gây ra nhiều biến chứng, trong đó có thể gây đột quỵ.
Ra mắt vaccine phế cầu Pneumovax
Từ ngày 28/8, vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đã được triển khai tiêm chủng tại gần 200 Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. Hiện VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có vaccine này phục vụ cho người dân nhờ đặt hàng sớm với hãng dược phẩm của MỸ - MSD.
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là với các bệnh lao, sốt rét và nhiễm trùng từ bệnh viện. Đây là thông tin tại Hội nghị bàn tròn cấp cao về kháng thuốc, do các tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vừa tổ chức.
Đề nghị sử dụng vitamin A trong điều trị hỗ trợ bệnh sởi ở trẻ em
Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.