Giải ngân vốn tín dụng hỗ trợ người chấp hành xong án phạt tù
Theo quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 10/10/2023, những người chấp hành xong án phạt tù, hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được tạo điều kiện vay vốn để làm ăn, sản xuất, hoặc đào tạo việc làm. Qua 2 tháng triển khai thực hiện quyết định, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân cho vay 93 khách hàng, với dư nợ 8,2 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp những người từng lầm lỡ có việc trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
Trên diện tích trang trại rộng gần 2ha, anh Trịnh Đình Thái và vợ đang khẩn trương chuẩn bị trồng lứa cây ăn quả. 4 con bò sinh sản cũng vừa được mua về. 2 năm trước, anh Thái mãn hạn tù và trở về quê ở xã Yên Lạc, huyện Yên Định. Mặc cảm cùng khó khăn về kinh tế khiến quá trình tái hoà nhập của anh gặp nhiều khó khăn.

Ngay khi có Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngành chức năng đã gặp gỡ tìm nhu cầu và bảo lãnh cho anh Thái vay 100 triệu đồng để phát triển sản xuất.

Cũng với số tiền 100 triệu đồng vừa vay được từ ngân hàng chính sách xã hội, anh Lê Trạch Tự, ở xã Xuân Phong, huyện Thọ Xuân đã đầu tư đào ao thả cá và trồng cây ăn quả để phát triển kinh tế.
Anh Lê Trạch Tự, xã Xuân Phong, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khi mới về cảm thấy mặc cảm nhưng sau khi được chính quyền địa phương quan tâm tôi thấy tự tin hơn, được tiếp cận hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước, tôi quyết tâm tu chí làm ăn, không tái phạm và không để lãng phí nguồn vốn của nhà nước".

Theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, người chấp hành xong án phạt tù, hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được tạo điều kiện vay vốn để làm ăn, sản xuất, hoặc đào tạo việc làm. Mức vay vốn để đào tạo nghề tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người. Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa là 100 triệu đồng cho người chấp hành xong án phạt tù, tối đa 2 tỷ đồng cho 1 dự án đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có lao động chấp hành xong án phạt tù. Việc vay vốn được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo.

Đại uý Trịnh Ngọc Phương, Phó Trưởng công an xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Đại uý Trịnh Ngọc Phương, Phó Trưởng công an xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết, công an xã đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, báo cáo để phê duyệt đối tượng đủ điều kiện cho vay vốn, thường xuyên kiểm tra giám sát sau quá trình giải ngân, giúp cho công tác tái hoà nhập cộng đồng của đối tượng và duy trì đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Ông Ninh Quang Dũng, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết, đối với huyện Thọ Xuân đã giải ngân số tiền 750 triệu với 8 hộ được tiếp cận nguồn vốn vay này, huyện đang tiếp tục rà soát, tuyên truyền, để người dân nằm trong đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn chính sách ưu đãi của nhà nước.

Với hầu hết người chấp hành xong án phạt tù, việc tái hoà nhập cộng đồng là điều không dễ dàng bởi không có việc làm, không có vốn để sản xuất kinh doanh. Do đó, việc khẩn trương giải ngân nguồn vốn cho vay này sẽ góp phần quan trọng giúp người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, không tái phạm tội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.