Giải pháp ngăn chặn xâm hại di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trước mỗi vụ việc di tích bị xâm hại, ngành văn hóa và các địa phương nơi có di tích bị xâm hại đã tích cực, chủ động có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, việc khắc phục chỉ là giải pháp tình thế. Vấn đề đặt ra cho Thanh Hóa hiện nay là phải có các giải pháp hiệu quả, tránh tính trạng di tích tiếp tục bị xâm hại trong tương lai.
Hồ Đồng Vụa là danh thắng cấp quốc gia, thuộc xã Nga An, huyện Nga Sơn. Từ nhiều năm trước, một hộ dân đã có hành vi chiếm đất và xây dựng trái phép công trình trên đất tại danh thắng này. Sau khi có phản ánh của báo chí, chính quyền huyện Nga Sơn và xã Nga An đã tuyên truyền, vận động hộ dân vi phạm, thậm chí thành lập ban cưỡng chế để thu hồi lại diện tích đất bị lấn chiếm, phá hủy các công trình xây dựng trên đất.

Ông Mai Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đến nay, hồ Đồng Vụa đã được khôi phục. Chỉ còn phần trụ bê tông và đường bờ đắp quanh khu vực nuôi cá, chúng tôi sẽ xử lý triệt để trong thời gian tới".
Với nỗ lực của chính quyền các cấp, những di tích, danh thắng bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua, hầu hết đều đã được khắc phục hậu quả. Tại động Hồ Công (huyện Vĩnh Lộc), các hạng mục xây dựng trái phép đã bị dỡ bỏ. Nghè Đông Kinh, đền Nưa - những công trình bị phá dỡ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền cũng đã được xây dựng lại. Một số công trình bị hạ giải phải tạm dừng thi công, chờ các bước xử lý tiếp theo…

Các hạng mục xây dựng trái phép tại động Hồ Công đã bị dỡ bỏ
Mỗi đơn vị, địa phương có di tích bị xâm hại đều rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc và hướng giải quyết cụ thể sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tuy nhiên, việc ngăn ngừa tình trạng xâm hại di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn đang theo hướng "chạy" theo sai phạm, nghĩa là khi sai phạm xảy ra rồi, chính quyền địa phương mới bắt đầu tìm phương án giải quyết và xử lý. Trong một số trường hợp, dù được khắc phục nhưng di tích vẫn không thể phục hồi nguyên trạng.
Đền Nưa thuộc thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn sau khi bị thủ từ và một số bản hội tự ý hạ giải, xây mới, chính quyền địa phương đã báo cáo cơ quan chức năng để có phương án xử lý. Tuy nhiên, việc phục dựng đền cũ là không thể. Kết cấu tiền đường bằng gỗ đã bị chuyển sang kết cấu bê tông, với những đường nét kiến trúc mới lạ. Dấu vết của tiền đường xưa, giờ chỉ còn lại đống gỗ mục nát nằm bên góc đền.
Ông Lê Văn Sơn, Cán bộ văn hóa, UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã cho thủ từ nghỉ việc, chính quyền nhận sai và sẽ có hướng giải pháp trong tương lai".
Câu chuyện tại đền Nưa cho thấy, việc di tích bị xâm hại không phải cứ muốn là có thể khắc phục. Vì vậy, cần phải có những giải pháp căn cơ, bền vững, để ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng xâm hại di, tránh để xảy ra tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
Ông Đỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Di tích mang trong lòng nó một phần diện mạo, sắc thái và cốt cách của dân tộc. Ứng xử một cách văn minh với di tích, trong đó có việc chống xâm hại di tích là vấn đề bức thiết đặt ra, để bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, cũng là bảo vệ những cơ tầng lịch sử, văn hóa dày sâu mà các thế hệ cha ông để lại cho con cháu hôm nay.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.