Nhức nhối nạn xâm phạm di tích
Di tích là những dấu vết của quá khứ, có ý nghĩa quan trọng về mặt văn hóa và lịch sử. Việc bảo vệ di tích góp phần gìn giữ vốn quý mà các thế hệ cha ông để lại cho con cháu mai sau. Thế nhưng thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc xâm phạm di tích thường xuyên xảy ra, trở thành một vấn nạn nhức nhối, để lại những hệ lụy lâu dài.
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Phủ, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được công nhận di tích cấp tỉnh từ năm 2016. Cuối tháng 3 năm 2023, khi nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng, đại diện dòng họ đã có đơn đề nghị được tu sửa. Trong khi chờ đợi, do một phần nhà thờ sập xuống, con cháu trong dòng họ quyết định tự ý hạ giải và xây dựng lại phần tiền đường.
Khi chính quyền nắm bắt được sự việc, di tích lịch sử có tuổi đời gần 5 thế kỷ đã không còn nguyên vẹn. Gần 3 tháng qua, công trình bị buộc dừng thi công, phủ bạt chờ xử lý. Mái ngói đã dỡ ra, phủ bạt sơ sài càng làm tăng nguy cơ hư hại những phần còn lại của di tích.
Tỉnh Thanh Hóa có 1 Di sản văn hóa thế giới, 5 Di tích quốc gia đặc biệt, 139 Di tích quốc gia và 711 Di tích cấp tỉnh. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra hàng loạt vụ xâm hại di tích như: quét sơn, tô màu tùy tiện tại chùa Quan Thánh, thành phố Thanh Hóa; Nghè Đông Kinh (huyện Nga Sơn) bị tháo dỡ và xây mới khi chưa được phép của các cấp có thẩm quyền; Động Hồ Công (huyện Vĩnh Lộc) bị xây dựng bệ thờ, đặt tượng trái phép; đền Nưa (huyện Triệu Sơn) bị hạ giải, xây mới trái phép…Với các di sản, danh thắng tự nhiên, sau khi bị xâm hại còn có khả năng phục hồi nguyên trạng. Còn các di tích lịch sử, một khi đã bị xâm hại, rất khó để phục hồi nguyên trạng, nếu không muốn nói là không thể.
Xâm hại di tích để lại những hệ lụy nghiêm trọng: làm sai lệch giá trị di tích từ nội dung đến tính chất lịch sử - văn hóa, mỹ thuật, dẫn đến nhận thức sai lệch về di tích, đặc biệt là các yếu tố gốc cấu thành di tích; gây tốn kém, lãng phí kinh phí đầu tư; tạo dư luận không tốt trong xã hội và một khi không được xử lý nghiêm, sẽ tạo ra các tiền lệ xấu, khiến ngày càng nhiều di tích bị xâm hại…
Ông Đỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch Thanh Hóa
Di tích gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ứng xử với di tích một cách tùy tiện, cẩu thả và lỏng lẻo không chỉ để lại ảnh hưởng nghiêm trọng cho tương lai, mà còn có lỗi với tiền nhân, những người có công xây dựng, tôn tạo di tích. Nếu cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành văn hóa không có những giải pháp căn cơ, thì các di tích sẽ luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại với những hệ lụy khó lường.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024
Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.