Giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại các cơ sở y tế
Việt Nam đã ghi nhận 19 ca bệnh đậu mùa khỉ. Mối lo ngại về nguy cơ bùng phát căn bệnh này đang hiện hữu. Để chủ động phòng dịch, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh đã tăng cường các biện pháp giám sát, phát hiện các ca mắc và nghi mắc đậu mùa khỉ.
Tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh, việc giám sát bệnh đầu mùa khỉ được áp dụng tương tự với giám sát bệnh COVID-19. Những bệnh nhân có các dấu hiệu nghi mắc đậu mùa khỉ như: sốt, nhức đầu, nổi hạch, đau lưng, đau cơ, suy nhược cơ thể, phát ban trên da được phân luồng khám bệnh tại phòng khám riêng.
Tại đây bệnh nhân được khám lâm sàng, khai thác thông tin. Những trường hợp nguy cơ cao sẽ được bố trí cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Bác sỹ CKII Hoàng Văn Mạnh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Bác sỹ CKII Hoàng Văn Mạnh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Những bệnh nhân đến khám có dấu hiệu nghi mắc đều được bố trí khám ở khu vực riêng, tránh lây nhiễm. Bệnh viện cũng thực hiện tốt bảo hộ cá nhân, bố trí phòng cách ly ở các khoa, phòng".
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Đây là bệnh hiếm gặp ở người. Tuy nhiên, hiện nay đang bùng phát ở gần 80 quốc gia trên thế giới với diễn biến rất phức tạp. Tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ cũng đang có dấu hiệu lây lan tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu. Bởi vậy, các cơ sở y tế đang tăng cường các gải pháp, chủ động giám sát, kiểm soát dịch bệnh.

Các bác sỹ cho biết, triệu chứng của người mắc bệnh đậu mùa khỉ gồm: Sốt; Đau đầu dữ dội; Đau lưng và các cơ; Ớn lạnh, mệt mỏi; Nổi mụn, sưng hạch.
Bác sỹ CKII Đỗ Xuân Tiến, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm con đường lây truyền của bệnh
Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ tuy khó lây lan hơn so với bệnh COVID-19 và các triệu chứng của bệnh cũng không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng máu, viêm mô não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực, thậm chí là tử vong.
Dưới đây là khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ của Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn
- Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh.
- Tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khoẻ.

Đề phòng bệnh sốt xuất huyết bùng phát sau mưa lũ
Sau mưa lũ, môi trường ẩm ướt và ô nhiễm là môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sôi, tạo điều kiện để bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Gia tăng trẻ mắc chứng chậm phát triển vận động
Lật người, lăn, bò, đứng dậy, biết đi… là những mốc vận động quan trọng trong năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ không đạt được những mốc phát triển này - dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển vận động. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá.

Phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian gần trong trong cả nước xuất hiện nhiều ca mắc liên cầu lợn. Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Để phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người, Bộ Y tế khuyến cáo:

Không kinh doanh, sử dụng sản phẩm “Xi Chuan Qi” nghi ngờ kém chất lượng
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhận được hồ sơ liên quan đến sản phẩm “Xi Chuan Qi” (do Hongkong Wisdom Medical Factory sản xuất) nghi ngờ kém chất lượng/giả mạo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả lưu hành trên thị trường, Sở Y tế có ý kiến như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống một loại vi khuẩn mùa mưa bão
Mưa bão khiến nước tràn ra từ các cống rãnh, hệ thống thoát nước, kéo theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải và chất ô nhiễm lan rộng trong môi trường sống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Dù dịch không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt lợn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người tiêu dùng cần đặc biệt cảnh giác, cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thịt lợn.

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão
Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3
Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8
Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.