Giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường học
Trong tháng 12/2022, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa tiến hành giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn thành phố. Hoạt động này giúp cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục nhìn nhận, đánh giá công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn bán trú.
Đoàn công tác đã giám sát tại các trường tư thục và công lập ở các bậc học có tổ chức ăn bán trú trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Kết quả cho thấy việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm được lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các cơ sở giáo dục quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Hầu hết các bếp ăn đều đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, như bố trí bếp theo nguyên tắc một chiều không ô nhiễm chéo; trần, tường, sàn bếp phẳng, sáng màu; thực hiện chế độ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Trang thiết bị, dụng cụ trong bếp ăn được các trường quan tâm đầu tư.
Bên cạnh đó, đoàn công tác cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đề nghị các cơ sở giáo dục tập trung khắc phục, như: có nơi chưa sắp xếp dụng cụ phục vụ chế biến theo quy định; việc lưu mẫu thực phẩm chưa đúng yêu cầu, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, hợp đồng mua bán thực phẩm, ghi chép kiểm thực 3 bước...
Bà Thiều Thị Duyên, Phó Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa cho biết: "Qua giám sát, đoàn cũng đã chỉ ra những hạn chế để các cơ sở khắc phục."
Để có những bữa ăn cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng, an toàn, cùng với sự giám sát của các cơ quan chức năng, mỗi cơ sở giáo dục cũng cần thực hiện tốt công tác tự giám sát. Hiện nay, nhiều trường đã thành lập các Tổ giám sát an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát định kỳ, giám sát đột xuất tất cả các khâu từ nhập nguyên liệu, bảo quản, chế biến, đến phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Cô giáo Đỗ Thị Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Hoạt động giám sát an toàn thực phẩm được nhà trường thực hiện nghiêm túc, thành lập tổ giám sát gồm đại diện Ban giám hiệu, Y tế phường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh."
Hoạt động giám sát an toàn thực phẩm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và từng cơ sở giáo dục đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các trường học.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.