Giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh Bạch hầu tại các cơ sở khám chữa bệnh
Ca bệnh đầu tiên từ ổ dịch bệnh Bạch hầu tại huyện Mường Lát chưa xác định được nguồn lây, cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh Bạch hầu tại đơn vị.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, người dân đến bệnh viện được tuyên truyền về dịch bệnh, yêu cầu đeo khẩu trang. Bệnh viện bố trí một phòng khám riêng dành cho bệnh nhân có các triệu chứng về hô hấp để sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh Bạch hầu. Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện cũng chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân mắc hoặc nghi mắc Bạch hầu.
Bác sĩ CKI Đặng Văn Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Lặc tiến hành tập huấn cho tất cả các bác sĩ, các điều dưỡng viên, các khoa phòng về phòng chống và điều trị bệnh Bạch hầu. Bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Lặc có nền tảng trước đã phòng chống dịch Covid – 19 nên các phòng cách ly, phòng khám lây nhiễm chúng tôi đã có sẵn, chúng tôi chỉ cần gắn biển vào là có thể sử dụng".

Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh và có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy các cơ sở khám, chữa bệnh xác định, giải pháp quan trong nhất là giám sát, phát hiện sớm ca bệnh mắc hoặc nghi mắc. Việc phát hiện sớm nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh; đồng thời, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng, diễn biến nặng.
Bác sĩ CKII Ngô Công Nghiêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bệnh nhân có những biểu hiện đường hô hấp được khám ở phòng riêng và chuẩn bị khu vực phân luồng và cách ly bệnh nhân, khi có bệnh nhân nghi ngờ sẽ đưa vào phòng điều trị và phân loại. Thứ 2 là bệnh viện cũng trang bị đầy đủ dịch truyền và trang thiết bị máy móc để đáp ứng với tình hình của dịch".

Bệnh viện đã tập huấn cho cán bộ nhân viên, y bác sĩ về phòng chống dịch Bạch hầu, phác đồ điều trị bệnh; thực hiện sàng lọc, phân luồng những trường hợp có biểu hiện nghi mắc. Đồng thời chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất, dịch truyền, trang thiết bị phòng chống dịch.
Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ sở y tế có phương án đảm bảo thu dung, cấp cứu, phân tuyến điều trị bệnh nhân. Đặt biệt, thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại cơ sở khám chữa bệnh. Các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Bạch hầu cho những trẻ trong độ tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.