Giảm thiểu rác thải nhựa – Trách nhiệm không của riêng ai
Theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra môi trường và con số này vẫn đang ngày càng gia tăng, đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khoẻ của con người và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Thực tế này đang đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị và mọi người dân cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải nâng cao trách nhiệm, chung tay có các giải pháp, hành động cụ thể góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hàng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần. Ước tính hàng năm, có khoảng 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra hồ, sông và biển; đồng thời, mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Rác thải nhựa có tính chất rất khó phân hủy. Ngay cả khi được thu gom và chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, gây ra hiện tượng ô nhiễm trắng ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật sống, bao gồm các loài động vật, vi sinh vật và cả con người.
Tại Thanh Hoá, tổng khối lượng các sản phẩm nhựa tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đạt gần 500.000 tấn sản/năm. Ước tính trung bình mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh khoảng 2.700 tấn rác sinh hoạt, trong đó rác thải nhựa chiếm từ 10 đến 15%. Lượng chất thải này ngày càng khó kiểm soát, có chiều hướng gia tăng theo sự phát triển của kinh tế, du lịch, công nghiệp, trao đổi hàng hóa, phát sinh từ hoạt động đánh bắt thủy, hải sản trên biển… Để góp phần hạn chế rác thải nhựa, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã bám sát các cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường của Chính phủ, cụ thể hoá, ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào "Chống rác thải nhựa"; Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh đến năm 2030'; và đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu của Thanh Hóa là phấn dấu đến năm 2025, 85% lượng chất thải nhựa phát sinh được thu gom tái sử dụng, tái chế xử lý. Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; từng bước góp phần làm thay đổi nhận thức, ý thức của người dân, chung tay giảm thiểu rác thải nhựa. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức nhiều hoạt động như ra quân thu gom, phân loại rác thải, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo; nỗ lực thu gom phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải tại nguồn, xử lý nguồn chất thải nhựa tại các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, khu dân cư. Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp, ban, ngành, tổ chức và các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm nhựa, túi nilon đối với cuộc sống.
Thành phố Sầm Sơn có 6 xã, phường ven biển. Là đô thị du lịch biển nổi tiếng cả nước, Sầm Sơn thu hút ngày càng nhiều du khách. Năm 2023, Sầm Sơn đặt mục tiêu đón khoảng 7 triệu lượt khách. Du lịch phát triển khiến lượng rác thải phát sinh trên địa bàn cũng tăng lên, với khoảng 120 đến 150 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày, trong đó có nhiều loại rác thải nhựa. Để đảm bảo môi trường văn minh, sạch đẹp, Công ty Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn đã thường xuyên huy động nhân lực, máy móc để thu gom lượng rác thải phát sinh trên các bãi biển. Bà Văn Thị Nga, Công ty Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn cho biết Công ty đã huy động gần hàng trăm công nhân thường xuyên thu gom rác thải phát sinh trên các bãi biển, nhờ đó đã làm sạch được môi trường ven biển, không để rác phát sinh gây ô nhiễm môi trường.
Phong trào ra quân tổng dọn vệ sinh là một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sống. Tại nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, các hoạt động như "Ngày chủ nhật xanh", "Ngày thứ 7 tình nguyện", phong trào tổng dọn vệ sinh định kỳ vào các ngày trong tuần đang được đang được triển khai rộng khắp, tạo sức lan toả thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cùng với đó là nhiều mô hình bảo vệ môi trường như "khu dân cư xanh sạch đẹp", "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "thu gom, phân loại xử lý rác thải sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư" được triển khai, góp phần thu gom, phân loại rác thải nhựa để đúng nơi quy định.
Ông Phạm Văn Thường, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn cũng cho biết thị trấn đã phát động đến tất cả tổ dân phố trong thực hiện tổng dọn vệ sinh, các cơ quan đơn vị chiều thứ 5 hàng tuần ra quân dọn vệ sinh, các tổ dân phố vào chủ nhật ra quân đồng loạt, tuyên truyền cho bà con nhân dân tạo thói quen bảo vệ môi trường. Nói về vấn đề này, ông Hoàng Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hoá cũng cho biết thêm trong bảo vệ môi trường, rác thải nhựa địa phương triển khai nhiều nội dung trong đó trước tiên là tuyên truyền phân loại rác thải từ đầu nguồn, thứ 2 dọn dẹp vệ sinh hàng tuần duy trì thành nề nếp, hàng tuần thứ 6,7 từ công sở đến đơn vị thôn tổ chức dọn vệ sinh.
Bảo vệ môi trường, chung tay giảm thiểu rác thải nhựa cũng là một trong những hoạt động xã hội được các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hết sức chú trọng. Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện Nghi Sơn 2, ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy đến khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường như: hàng năm phát động ra quân bảo vệ môi trường biển, tham gia làm vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất, trao tặng hàng nghìn thùng đựng rác thải cho các hộ dân.
Ông Michael Savidge, Giám đốc Vận hành Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 cho rằng nhiệm vụ của mỗi chúng ta đối với công tác bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng, ông hy vọng qua hoạt động ra quân bảo vệ môi trường biển của công ty, người dân ở đây sẽ thay đổi thói quen không xả rác ra môi trường mà sẽ đổ rác đúng nơi quy định.
Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm nhằm hạn chế rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vứt đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa thúc đẩy sáng tạo. Ứng dụng giải pháp này, tại các cấp hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên trong tỉnh Thanh Hoá, nhiều mô hình thu gom, tái chế, biến rác thải nhựa thành tiền đang được triển khai như "Tận dụng đồ nhựa trồng hoa, cây cảnh mi ni"; "Ngôi nhà xanh thu gom phế liệu"; các mô hình tái chế rác thải nhựa làm thiết bị giáo dục, đồ chơi cho học sinh, làm đèn trang trí; mô hình đổi các vỏ chai nhựa lấy cây xanh…
Bà Hà Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hoá cho biết các cấp hội trong toàn tỉnh đã có nhiều cách làm hay như thực hiện chương trình biến rác thải thành tiền và hầu hết cơ sở đã xây dựng được mô hình thu gom phế liệu, và cũng từ nguồn thu gom đã có nhiều cơ sở mua được làn tặng cho phụ nữ, xây dựng mô hình phụ nữ đi chợ bằng làn, nói không với túi ni lông, đảm nhận xây dựng hàng rào xanh, đường hoa.
Cùng với hoạt động thu gom, tái chế rác thải nhựa, tỉnh Thanh Hoá cũng chú trọng thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải tập trung bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Hiện toàn tỉnh có 17 khu chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, 26 khu xử lý rác thải bằng công nghệ đốt. Đến năm 2025, tỉnh Thanh Hoá sẽ quy hoạch 31 khu xử lý chất thải rắn, gồm 3 khu xử lý liên huyện và 28 khu xử lý tại các huyện nhằm xử lý rác thải một cách hiệu quả.
Bà Dư Thị Hoa, Giám đốc Công ty Xây dựng và Môi trường Xanh – Sạch – Đẹp Thành Tâm cho biết thêm Công ty đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị nhằm thực hiện có hiệu quả việc phân loại tác thải nhựa, thu được hàng chục tấn rải thựa nhựa trong năm, góp phần sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình xử lý.
Thiết thực hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2023, tháng hành động vì môi trường năm 2023 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa", từ đầu tháng 6 đến nay, tỉnh Thanh Hoá cũng đã tập trung thực hiện chiến dịch "Chống ô nhiễm nhựa" thông qua nhiều hoạt động ra quân tổng vệ sinh môi trường; phát động tháng hành động bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền người dân, đơn vị doanh nghiệp nâng cao nhận thức, nói không với túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần.
Ông Nguyễn Bá Thương, Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển chợ tỉnh Thanh Hoá cho biết Ban quản lý chợ đã cử nhân viên đến tận nơi, tuyên truyền các hộ tiểu thương để hạn chế túi ni lông, bao bì làm rác thải nhựa rắn, tuyên truyền cho bà con đi chợ mang làn, để chung tay phòng chống rác thải nhựa. Ông Lê Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cũng cho biết huyện đã xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa, tập trung các giải pháp trọng tâm tuyên truyền cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp hiểu rõ trách nhiệm với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phân loại xử lý rác thải ngay tại nguồn, nhân rộng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, khuyến khích các tụ điểm kinh doanh hạn chế sử dụng vật liệu nhựa như túi ni lông, chuyển sang sử dụng vật liệu dễ phân huỷ, túi thủ công.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phong trào chống rác thải nhựa, đến nay, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt trên 89%; trong đó rác thải được xử lý bằng công nghệ đốt chiếm khoảng 27%, xử lý bằng biện pháp chôn lấp chiếm gần 70%. 3 đô thị lớn là thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn và thành phố Sầm Sơn đều đã được đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay vẫn rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon hiện còn ở mức rất cao so với thế giới. Khảo sát của của các ngành chức năng cho thấy, chỉ riêng túi ni lông, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng hơn 200 túi ni lông các loại/tháng. Trong số này, chỉ khoảng 17% được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tại Thanh Hóa, rác thải được tái chế mới đạt khoảng 2,2%.
Việc giảm thiểu rác thải nhự không phụ thuộc vào một cá nhân, tổ chức, đơn vị, quốc gia mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Chỉ cần bắt đầu từ những hành động nhỏ như hạn chế sử dụng các loại bao bì nhựa, túi nilon; không đốt chất thải nhựa tại nhà; thực hiện phân loại rác tại nguồn hay nói không với ống hút nhựa…. mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng hãy cùng hành động ngay hôm nay để cùng chung tay bảo vệ trái đất của chúng ta.
Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng
Mặc dù lực lượng công an liên tục triển khai các phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn; thế nhưng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng liên tục có các phương thức, thủ đoạn mới vô cùng tinh vi; thậm chí là có những vụ việc mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản cho các bị hại.
Huyện Nga Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Thời điểm này không khí chuẩn bị đón Noel ở các xứ đạo của huyện Nga Sơn đã rất rộn ràng. Cùng với đó, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách còn khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện cũng đang tích cực hoàn thiện nhà để đón năm mới trong những ngôi nhà của Chỉ thị 22.
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế online
Tổng cục Thuế vừa chính thức công bố Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Vai trò của bộ đội cụ Hồ trong xây dựng nông thôn mới ở Như Thanh
Với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Như Thanh, cuộc sống đã đổi thay nhờ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một phần nhờ sự chung sức, đồng lòng của những anh “Bộ đội cụ Hồ”.
Hành động cho tăng trưởng xanh bền vững
Mới đây, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã phối hợp với Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Sagri của Nhật Bản đã công bố hợp tác triển khai dự án Giảm phát thải Carbon vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước tiến của doanh nghiệp trong định hướng phát triển xanh mà còn là dự án tiên phong thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 125 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 85 làng nghề truyền thống và 40 làng nghề mới, tạo việc làm cho gần 60.000 lao động.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8, di chuyển theo hướng Đông Bắc
Hồi 07 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,0 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39- 49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Giải bóng chuyền nam chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng ngày 21/12, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hoằng Hoá đã tổ chức giải bóng chuyền chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 21/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Nhiệm kỳ qua, Chi hội đã có nhiều hoạt động sôi nổi, góp phần tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh và quảng bá hình ảnh đất và người xứ Thanh.
Điểm tựa vững vàng nơi biên cương
Phát huy truyền thống "đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân", những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa luôn coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" ở khu vực biên giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.