Giáo dục lịch sử thông qua những giờ học ngoại khoá
Bảo tàng là nơi hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử, nơi khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ. Thông qua hệ thống tư liệu, hiện vật, hình ảnh, thước phim sinh động..., bảo tàng được xem là một trường học lý tưởng ngoài nhà trường. Nhằm giáo dục lịch sử địa phương, để thế hệ trẻ có cái nhìn đúng và trân trọng, phát huy những giá trị lịch sử của cha ông, những năm qua, bên cạnh việc phối hợp với ngành giáo dục, đẩy mạnh việc tìm hiểu các kiến thức lịch sử thông qua kênh bảo tàng, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cũng đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm gắn với trưng bày vào dịp hè. Không lý thuyết khô cứng, những giờ học lịch sử tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với học sinh, giúp các em có cái nhìn toàn diện và sinh động thông qua những hiện vật được lưu giữ.
Phòng trưng bày - Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa những ngày này trở nên nhộn nhịp hơn không chỉ bởi các đoàn khách đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, mà còn bởi sự có mặt của rất nhiều bạn nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau đến để tham gia các chương trình giáo dục lịch sử bổ ích.

Với chủ đề "Anh Kim Đồng - Người thiếu niên dũng cảm", trong chương trình đầu tiên của chuỗi hoạt động "Chuyện kể về những người anh hùng", thiếu nhi Thanh Hóa đã được tìm hiểu về tiểu sử của anh Kim Đồng - người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Sau khi tìm hiểu về tiểu sử của anh Kim Đồng, cùng xem phim hoạt hình Việt Nam về cuộc đời hoạt động cách mạng của cậu bé Nông Văn Dền, tất cả các bạn nhỏ còn được tham gia hoạt động nhóm với chủ đề kết nối. Nội dung của phần kết nối là: từ những từ khoá liên quan đến anh Kim Đồng mà chương trình đưa ra, các em sẽ hình dung, trao đổi, thảo luận và trả lời vào giấy dưới dạng sơ đồ tư duy. Bằng cách học sôi nổi ấy, các em không chỉ thêm hiểu, thêm nhớ về nội dung câu chuyện, thêm tự hào về người anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng, mà từ đó còn tự rút ra cho mình những kiến thức, bài học lịch sử bổ ích.
Em Hoàng Thanh Huyền, phường Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Em nghĩ, trong dịp hè, em nghĩ mình nên tham gia các hoạt động, những trải nghiệm ở bảo tàng giúp em hiểu hơn về lịch sử của dân tộc".

Đến với buổi học ngoại khóa được Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ chức, các em học sinh có thể hình dung rõ ràng hơn về lịch sử của tỉnh Thanh Hóa qua hệ thống trưng bày các tư liệu, hiện vật theo tiến trình lịch sử; được tận mắt nhìn thấy những hiện vật mà trước kia các em chỉ được biết qua sách vở.
Với phương châm đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, đa dạng hóa hoạt động, mỗi chương trình giáo dục đã giúp các em học sinh có thể nghe, hiểu, ghi nhớ những kiến thức lịch sử một cách dễ nhất, thoải mái nhất.

Đồng hành cùng các em trong buổi tham quan tại bảo tàng là những cán bộ thuyết minh. Mỗi cô sẽ đóng vai các cô giáo hướng dẫn. Tùy vào độ tuổi của học sinh, các cán bộ thuyết minh sẽ có cách truyền đạt những câu chuyện kể phù hợp. Mỗi hiện vật, hình ảnh và những thông tin chứa đựng trong đó sẽ là những giáo cụ trực quan làm bớt đi sự khô khan của bài giảng lịch sử. Các em học sinh sẽ thấy thú vị hơn khi được trực tiếp nhìn ngắm hiện vật, được cán bộ thuyết minh cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử cũng như giá trị của chúng. Các em cũng có thể tương tác bằng cách đặt câu hỏi cho cán bộ hướng dẫn. Chính điều đó đã gây được cảm xúc, sự hứng thú cho các em.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ, bảo quản gần 30.000 hiện vật, với gần 3.000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh bố cục hiện vật gốc và các loại tranh, ảnh, tài liệu khoa học...




Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, từng bước đổi mới phương pháp, hình thức phục vụ công chúng trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho học sinh, sinh viên, từ năm 2018, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình dành riêng cho học sinh và nhà trường, tạo sự kết nối giữa hoạt động trưng bày, tuyên truyền của bảo tàng với chương trình giảng dạy, học tập ở các nhà trường. Đặc biệt từ cuối năm 2022, Bảo tàng đã số hóa công tác trưng bày, giới thiệu.
Với những sự đổi mới trong phương thức hoạt động, Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thiết chế văn hóa của tỉnh, trở thành không gian lý tưởng cho việc học tập, vui chơi, tìm hiểu về lịch sử quê hương, đất nước, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
Có thể nói, việc tổ chức dạy học lịch sử tại bảo tàng có ý nghĩa nhiều mặt, làm phong phú hình thức dạy lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đến đây các em sẽ có một môi trường học tập mới, được lĩnh hội các kiến thức về lịch sử, văn hóa của cha ông một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, qua các hoạt động tại bảo tàng góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý thức vươn lên trong cuộc sống cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bảo tàng ngày nay không chỉ là ngôi nhà cất giữ những báu vật của loài người, nơi lưu giữ những ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa mà cùng với quá trình phát triển của xã hội, bảo tàng còn giữ vai trò ngày càng lớn trong đời sống xã hội. ở đó khách tham quan có thể học tập, nghiên cứu, giao tiếp, sáng tạo và giải trí. Việc phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục tại bảo tàng không chỉ góp phần đưa chương trình trải nghiệm văn hóa lịch sử đến gần hơn với công chúng, mà còn góp phần đưa bảo tàng thành điểm đến lý thú và bổ ích.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.

Về nơi cửa biển
Với hơn 102km đường bờ biển, từ lâu, tỉnh Thanh Hóa lưu dấu ấn đậm nét của các cửa biển lớn…

Triển lãm sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng 15/2, Hội Sinh vật cảnh huyện Hoằng Hóa phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Medipha đã tổ chức triển lãm sinh vật cảnh năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.