Giáo dục miền núi có nhiều khởi sắc
Trong những năm qua, giáo dục miền núi Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến tháng 5/2022, khu vực miền núi Thanh Hoá có 413 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ gần 70%, tăng 66 trường so với năm học 2020 – 2021. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Điều đó cho thấy những chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số Thanh Hoá đã phát huy được tác dụng.
Huyện Cẩm Thuỷ có với hơn 80% diện tích là đồi núi, hơn 50% dân số là người dân tộc Mường. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, song đến hết năm 2021, toàn huyện có số phòng học kiên cố đạt 94%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 89,6%, cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh 11,4%. Huyện Cẩm Thuỷ phấn đấu đến hết năm 2022, 100% trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Đây được xem là một trong những điều kiện quan trọng giúp chất lượng giáo dục của Cẩm Thuỷ luôn duy trì trong top đầu các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá.
Bà Phạm Thị Hoà, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi trong năm học tới là công tác phổ cập giáo dục được duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, phấn đấu duy trì top đầu miền núi. Chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo"."
Nhờ sự quan tâm đầu tư và các chính sách hỗ trợ đặc thù mà giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những khởi sắc, mang lại một diện mạo mới. Mạng lưới, quy mô trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở miền núi được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập cho nhiều độ tuổi đến trường. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 100%; kỳ thi THPT quốc gia năm 2021, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của khối là trên 97%, tỷ lệ đậu Đại học trên 64%...
Để có kết quả đó, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục miền núi, như Đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 – 2020; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có nội dung phát triển toàn diện giáo dục – đào tạo; tăng cường huy động nguồn lực, kêu gọi xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tại các cơ sở giáo dục miền núi… Cùng với đó, các nhà trường cũng tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Ông Lê Văn Thảo, Phó Hiệu trưởng trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các cán bộ giáo viên nhà trường luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học sinh làm trung tâm. Tạo hứng thú cho học sinh tự tìm hiểu. Học sinh ăn ở tại trường nên việc học tập của các em luôn được quan tâm. Trong giờ tự học, thầy cô tình nguyện lên lớp giải đáp thắc mắc trong qúa trình học tập."
Để giáo dục miền núi có những bước tiến xa hơn, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục có những chính sách cụ thể, lâu dài, bài bản, nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, đưa chất lượng phát triển đồng đều; tạo điều kiện tốt nhất để giáo dục miền núi không còn sự cách biệt so với đồng bằng, đô thị.
Trường THPT Nguyễn Trãi - 30 năm xây dựng và phát triển
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa, đã không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực kỷ niệm 15 năm thành lập
Sáng ngày 15/11, Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực long trọng kỷ niệm 15 năm thành lập trường, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và bế giảng khóa đào tạo 2021 – 2024, khai giảng năm học 2024 – 2025.
Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non
Trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong các vụ hỏa hoạn bởi các em không đủ nhanh nhẹn và kinh nghiệm để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra. Do vậy, việc trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy được các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xem là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non.
Lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh lần thứ 2
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt nam, sáng ngày 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo, công đoàn ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh lần thứ 2.
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng nền tảng kiến thức và ý thức tự bảo vệ cho trẻ. Việc dạy trẻ hiểu biết về cơ thể mình, sự khác biệt giữa nam và nữ; khuyến khích sự tôn trọng bản thân và người khác sẽ giúp trẻ tự tin và hình thành được nhân cách tốt, xây dựng nên các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Cơ sở mầm non tư thục vi phạm về phòng cháy vẫn hoạt động
Nhóm trẻ mầm non tư thục Newton, địa chỉ tại thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá có quyết định thành lập từ tháng 11/2022. Đến thời điểm này, mặc dù vẫn tồn tại những vi phạm nghiêm trọng về phòng cháy chữa cháy, nhưng cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Cô giáo miền núi xứ Thanh có nhiều sáng kiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 251 nhà giáo, cán bộ cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024. Trong danh sách này, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có 6 nhà giáo được vinh danh thuộc các bậc học từ mầm non đến đại học. Trong đó, có cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên trường Tiểu học Mậu Lâm 2, huyện Như Thanh.
Trường Đại học Hồng Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa ký kết quy chế phối hợp
Sáng ngày 12/11, Trường Đại học Hồng Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị ký kết quy chế phối hợp năm 2024-2025. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Thanh Hóa có 6 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 251 nhà giáo, cán bộ cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024. Trong danh sách này, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa có 6 nhà giáo được vinh danh.
Lan toả niềm đam mê đọc sách trong trường học
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều người lo ngại một bộ phận không nhỏ giới trẻ "quay lưng" với văn hóa đọc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm, tạo môi trường đọc phù hợp, học sinh, sinh viên vẫn rất hứng thú với việc đọc sách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.