ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ "biến mất"

Các chương trình mang tính liên ngành, xuyên ngành đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh trong "bản đồ ngành nghề" ở Việt Nam. Cùng đó sẽ là sự "biến mất" của những ngành đào tạo không còn nhu cầu XH.

01/07/2020 10:31

Đó là nhận định của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg về việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Theo đó, ngày 30/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-TTg giao Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các bên liên quan triển khai xây dựng, ban hành chuẩn CTĐT đối với các ngành, nhóm ngành theo từng lĩnh vực đào tạo của GDĐH.

Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ngày nay là sự công nhận lẫn nhau về trình độ, chất lượng nguồn nhân lực.

Theo đó, yêu cầu cấp thiết là xây dựng chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT), giúp các trường đại học nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực xuyên biên giới.

 

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ “biến mất” - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều ngành học sẽ biến mất trong thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cần xây dựng chuẩn đầu ra chung nhất cho một số nhóm ngành

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, xây dựng khung trình độ quốc gia Việt Nam là việc làm rất đúng đắn và cần thiết. Nếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc và đúng hướng, rõ ràng nó không chỉ góp phần khắc phục tình trạng “lộn xộn” trong đào tạo đại học mà còn góp phần nâng tầm và nâng cao tính hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam đối với giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, với xu hướng ngày càng đề cao tính tự chủ của các trường đại học học, và với tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, các chương trình đào tạo ngày càng có tính liên ngành và xuyên ngành, thậm chí đã ngày càng xóa nhòa biên giới giữa các ngành trong cùng một lĩnh vực.

Hơn nữa, trong bối cảnh CMCN 4.0, hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ngày càng có tính cá thể hóa, do đó chỉ nên quy định các chuẩn đầu ra cơ bản và tối thiểu, không nên quy định quá cứng về cấu trúc và thời lượng của từng khối kiến thức.

Do đó, nên để các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, thế mạnh của mình, miễn là chương trình đào tạo đó phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo tương ứng đã được quy định tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Hiện nay số lượng các chương trình đào tạo bậc đại học rất lớn và không ngừng biến động, đổi mới. Ví dụ như ĐHQGHN đang đào tạo 24 ngành thí điểm ở bậc đại học, chưa có trong danh mục mã ngành của Nhà nước.

Trong số đó có những ngành như Kỹ thuật năng lượng, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Kĩ thuật Robot, Công nghệ nông nghiệp ở ĐH Công nghệ; Quản trị trường học, Quản trị công nghệ giáo dục và  Tham vấn học đường ở ĐH Giáo dục; Máy tính và khoa học thông tin, Khoa học thông tin địa không gian, Quản lí phát triển đô thị và bất động sản, Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường, Khoa học dữ liệu, Kĩ thuật điện tử và tin học ở ĐH Khoa học Tự nhiên;

Luật thương mại quốc tế ở khoa Luật; Kế toán, phân tích và kiểm toán; Tin học và kĩ thuật máy tính; Phân tích dữ liệu kinh doanh ở Khoa Quốc tế và 2 ngành mới Quản trị doanh nghiệp và công nghệ, Marketing và truyền thông ở Khoa Quản trị Kinh doanh...

Có thể thấy đó là những chương trình rất mới, phong phú và đa dạng, và đáp ứng nhu cầu cao của thị trường lao động.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, sẽ rất khả thi nếu việc xây dựng và ban hành Chuẩn chương trình thực hiện đối với một số ngành/nhóm ngành nhất định.

Có thể trước hết ưu tiên thực hiện chuẩn chương trình đào tạo đối với những ngành đào tạo “có nghề” một cách rõ rệt như các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, y dược, luật, các ngành đào tạo kỹ sư, công nghệ, kỹ thuật,… và các ngành thuộc những lĩnh vực ngành nghề được phép di chuyển trong ASEAN (nhằm hướng tới mục tiêu công nhận lẫn nhau trong ASEAN).

Còn lại, có thể xem xét để xây dựng chuẩn đầu ra chung nhất cho một số nhóm ngành (ví dụ như chuẩn đầu ra của cử nhân khoa học xã hội, bao gồm nhóm các ngành khoa học xã hội như triết học, nhân học, xã hội học, ….như một số nước đang làm).

Đây cũng là gợi ý cho các cơ sở đào tạo xem xét để mạnh dạn chuyển đổi những ngành/chuyên ngành truyền thống khó tuyển.

 

Đại học phải xoay chiều đào tạo vì nhiều ngành học sẽ “biến mất” - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau Đại học) của ĐHQGHN.

Nhiều ngành học sẽ “biến mất”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, thực tế những năm gần đây cũng cho thấy, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cũng như trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực thường xuyên có sự biến đổi.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực với các yêu cầu “động” này, các chương trình đào tạo hoàn toàn mới chưa từng có trong tiền lệ, đặc biệt là các chương trình mang tính liên ngành, xuyên ngành đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều trong “bản đồ ngành nghề đào tạo” ở Việt Nam.

Cùng với nó sẽ là sự “biến mất” của những ngành đào tạo không còn nhu cầu xã hội. Nghĩa là, ngay cả danh mục ngành nghề đào tạo sẽ có sự thay đổi, biến động không ngừng, do đó kì vọng về việc xây dựng và ban hành Chuẩn của tất cả các chương trình đào tạo bậc đại học, để luôn đuổi kịp sự thay đổi đó, cho tất cả, từng chương trình đào tạo.

Trong đó, có những ngành không gắn với nghề và một số ngành khoa học cơ bản và nhất là những ngành đó ngày càng có sự giao thoa nhau - là khó khả thi để thực hiện được trọn vẹn cả về nguyên lí phát triển và điều kiện, thời gian thực hiện.

Với những phân tích trên, GS Đức cho rằng, xây dựng và ban hành chuẩn khung trình độ quốc gia cho những ngành có nghề, những ngành như y, dược, luật, tài chính ngân hàng, kỹ thuật, công nghệ, các ngành kỹ sư là cần thiết và khả thi, còn lại chuẩn khung năng lực theo nhóm ngành lại là phương án hợp lý và khả thi với các ngành khác (ví dụ như kinh tế phát triển và chính sách công; hoặc triết học, văn học, sử học, xã hội học,….)   

Phải tiếp cận chuẩn quốc tế

Theo GS Đức, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng sẽ là công cụ hữu hiệu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, đơn vị tuyển dụng, gia đình và người học trong việc kiểm soát, đánh giá quá trình và chất lượng của các sản phẩm đào tạo.

Chuẩn chương trình đào tạo cũng sẽ là điểm tham chiếu quan trọng để phát triển các chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng cũng như công nhận tương đương các học phần và các văn bằng, chứng chỉ giữa các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước. Cùng với kiểm định và xếp hạng đại học, chuẩn đầu ra là cơ sở quan trọng để văn bằng Việt Nam được công nhận ở nước ngoài.

Đồng thời là cầu nối gắn kết giữa sản phẩm đào tạo của Việt Nam với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Chính vì vậy, GS Đức cho rằng, tiếp cận theo chuẩn đầu ra và đáp ứng khung trình độ quốc gia là một cách tiếp cận tiên tiến, khoa học trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

Chuẩn đầu ra như thế nào, thì chương trình đào tạo phải có những nội dung hoặc học phần và cơ sở đào tạo phải có điều kiện nhân lực, CSVC,… để giúp người học có thể đạt được chuẩn đầu ra như vậy.

"Đây cách tiếp cận đang được thực hiện ở nhiều trường đại học, ở nhiều quốc gia, nhất là ở các quốc gia phát triển trên toàn thế giới" - GS Đức chia sẻ.

GS Đức cho rằng, việc ban hành chuẩn chương trình đào tạo theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra (ở mức độ chi tiết phù hợp và đối với những ngành nghề phù hợp) sẽ tạo ra những “khuôn khổ”, mực thước, định hình sản phẩm đào tạo theo từng ngành nghề/nhóm ngành nghề nhất định, góp phần xóa bỏ tình trạng “lộn xộn”, trăm hoa đua nở hiện nay.

Hơn nữa, do có sẵn khung, chuẩn năng lực trình độ quốc gia nên các cơ sở giáo dục đại học cũng sẽ phần nào tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí trong việc xây dựng chương trình đào tạo tương ứng.

"Các đơn vị đào tạo vừa phải đảm bảo đúng “khuôn khổ và yêu cầu” cho phép, vừa phải lồng ghép được những thế mạnh, đặc trưng, đặc sắc của đơn vị mình trong chương trình đào tạo" - GS Đức cho hay.

Hồng Hạnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đề nghị ưu tiên hỗ trợ ngành giáo dục để học sinh sớm trở lại trường

Đề nghị ưu tiên hỗ trợ ngành giáo dục để học sinh sớm trở lại trường

07:57 , 17/09/2024

Để học sinh sớm được trở lại trường sau cơn bão Yagi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi phân bổ quyên góp ủng hộ, ưu tiên kinh phí cho ngành giáo dục để kịp thời sửa chữa, khắc phục các công trình bị hư hại, mua sắm thiết bị đồ dùng cho học sinh.

Trường THPT Mường Lát phát động tháng cao điểm về phòng, chống ma túy

Trường THPT Mường Lát phát động tháng cao điểm về phòng, chống ma túy

23:10 , 16/09/2024

Sáng ngày 16/9, Trường Trung học phổ thông Mường Lát, huyện Mường Lát tổ chức lễ phát động triển khai tháng cao điểm về phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đợt 1, năm học 2024 – 2025.

Cẩm Thủy khai giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng đợt III năm 2024

Cẩm Thủy khai giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng đợt III năm 2024

23:05 , 16/09/2024

Sáng ngày 16/9, Trung tâm Chính trị huyện Cẩm Thủy đã khai giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng đợt 3 năm 2024 cho 110 học viên.

Thành phố Thanh Hóa khí thế bước vào năm học đổi mới, sáng tạo

Thành phố Thanh Hóa khí thế bước vào năm học đổi mới, sáng tạo

08:14 , 14/09/2024

Năm học mới 2024 – 2025 đã bắt đầu. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục phổ thông cũng như mũi nhọn, giữ vững thành tích tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đang bước vào năm học mới với khí thế rất sôi nổi.

Thanh Hóa: Triển khai đồng bộ mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại 27 huyện, thị, thành phố

Thanh Hóa: Triển khai đồng bộ mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại 27 huyện, thị, thành phố

16:12 , 13/09/2024

Nhằm thực hiện mục tiêu “An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, trong năm học 2024 – 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai xây dựng mô hình “Trường học an toàn giao thông” đồng bộ tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, mỗi đơn vị cấp huyện, cấp xã sẽ lựa chọn xây dựng tối thiểu 1 mô hình để tổ chức chỉ đạo điểm.

Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa thực hiện hiệu quả mô hình "Cổng trường an toàn giao thông"

Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa thực hiện hiệu quả mô hình "Cổng trường an toàn giao thông"

10:32 , 13/09/2024

Mặc dù mới được triển khai từ đầu năm học mới, thế nhưng mô hình "Trường học an toàn giao thông" tại phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Không những cải thiện được tình trạng ùn tắc mỗi giờ tan tầm mà còn góp phần nâng cao ý thức phụ huynh cùng học sinh khi đến trường.

Đảm bảo các điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh từ đầu năm học

Đảm bảo các điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh từ đầu năm học

10:03 , 13/09/2024

Ngay từ đầu năm học 2024 – 2025, hầu hết các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời tổ chức bán trú cho học sinh, đáp ứng nhu cầu của đa số phụ huynh. Để đảm bảo được các điều kiện tổ chức bán trú, các nhà trường đã triển khai kế hoạch từ trước khi bước vào năm học.

Ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn do mưa lũ

Ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn do mưa lũ

07:53 , 12/09/2024

Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố về việc chỉ đạo khắc phục sau bão số 3 (Yagi). Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở trực thuộc kiểm tra các cơ sở giáo dục gần sông suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.

Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại các điểm trường ở Lang Chánh

Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại các điểm trường ở Lang Chánh

09:54 , 11/09/2024

Ngay khi vừa bước vào năm học mới thì 2 điểm lẻ của trường Mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh đã bị thiệt hại do mưa lũ. Trong khi chờ những thiệt hại được khắc phục, các hoạt động của nhà trường vẫn phải tiếp diễn.

Trường Đại học Hồng Đức khánh thành Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu

Trường Đại học Hồng Đức khánh thành Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu

16:24 , 10/09/2024

Sáng 10/9, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu, thuộc Dự án hợp phần số 01 “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của trẻ em và cộng đồng thông qua giáo dục về biến đổi khí hậu tại Trường Đại học Hồng Đức”.