Giữ gìn nghề đan chổi đót Làng Tiên
Triệu Sơn là huyện đồng bằng - bán sơn địa nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 20 km về phía Tây, tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các huyện miền núi của tỉnh. Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh thắng đẹp, nổi tiếng, Triệu Sơn còn có vị trí giao thông thuận lợi, là điều kiện để huyện phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại. Từ xa xưa, Triệu Sơn đã trở thành nơi giao thoa, kết nối văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với văn hóa xứ Thanh, vì thế ở đây đã sớm hình thành tư duy buôn bán và phát triển nhiều nghề truyền thống nức tiếng trong và ngoài tỉnh.
Trong hành trình khám phá những làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi có dịp được ghé thăm xã Thọ Sơn, nơi có nghề làm chổi đót từ rất lâu đời.
Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy ngay khi ghé thăm cơ sở sản xuất chổi đót của chị Lê Thị Thanh, ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn là không khí làm việc nhộn nhịp, khẩn trương và vui tươi, hồ hởi của các bà, các cô, các chị…. Phía trước, sau lưng, bên cạnh họ, cả trong xưởng lẫn ngoài xưởng, đâu đâu cũng chỉ thấy toàn chổi là chổi. Không chỉ làm việc tại xưởng, mọi người còn tranh thủ chất đầy những bông đót nguyên liệu lên xe kéo hoặc mang những chiếc chổi về nhà để tranh thủ hoàn thiện những công đoạn cuối cùng...
Bụi từ những bông đót nguyên liệu khiến các cô, các chị gần như đều mang khẩu trang kín mặt suốt ngày, dù vậy cũng không thể giấu được niềm vui, sự yêu đời trong từng ánh mắt, hay những câu chuyện kể rôm rả hàng ngày của họ…Vừa trò chuyện, các cô, các chị vừa nhanh tay thoăn thoắt từng công đoạn: buộc, bện, khâu chổi…thành thục và nhanh gọn. Đan chổi đót đã trở thành một công việc mà họ gắn bó như máu thịt hàng ngày, gần gũi như hơi thở và cuộc sống của chính họ.
Thọ Sơn là một xã thuần nông, người dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Không ai còn nhớ chính xác nghề làm chổi đót ở đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trải qua nhiều thế hệ cha truyền- con nối, đây là công việc đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong xã vào những lúc nông nhàn.
MC Hồng Nhung trò chuyện cùng chị Lê Thị Thanh, Chủ cơ sở sản xuất chổi đót xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, chất lượng phải luôn đặt lên hàng đầu. Muốn có một cây chổi đót bền, đẹp thì chất lượng đót là yếu tố đóng vai trò quyết định. Đót phải được chọn lọc khắt khe theo đúng tiêu chuẩn về mặt chất lượng nhằm loại bỏ những bông không đủ tiêu chuẩn như: hư, thối, gẫy, dập,… Nguồn nguyên liệu được thu hoạch về còn thô và tươi được sơ chế để loại bỏ những phần gốc, lá và rễ rồi được mang đi phơi khô, công đoạn này quyết định đến chất lượng và độ bền của cây chổi nên đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Đót sau khi phơi được chuyển đến kho để tiến hành sản xuất.
Đầu tiên, người thợ phải tước nhánh đót hay còn gọi là xé đọt: xé đọt chính là tách rời phần bông ra khỏi phần thân. Xé đọt không đơn giản mà yêu cầu người thợ phải hội đủ ba yếu tố: nhanh – chính xác – đẹp. Nhanh vì khối lượng đót cần xé một ngày rất lớn, có khi lên đến vài tấn. Khâu xé đọt nếu làm chậm sẽ kéo lùi cả dây chuyền. Tuy nhiên cũng đòi hỏi sự chính xác, tức là đọt xé ra không phạm vào phần thân, không quá ngắn mà cũng không quá dài, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Cuối cùng đọt cần phải đẹp, không gãy không rụng bông.
Tiếp theo là công đoạn buộc lọn. Phần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó có trọng lượng cụ thể rồi chuyển sang khâu buộc lọn, từ đó bện thành cây chổi. Nghe thì tưởng chừng đơn giản, nhưng công đoạn này cần thao tác nhanh, chính xác và đẹp. Công đoạn buộc lọn đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ, các lọn phải đều nhau, tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước, trọng lượng cho phù hợp. Đây là bước ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thông thường chổi nhỏ thì khoảng 10 lọn, chổi lớn khoảng 13-15 lọn. Buộc lọn đòi hỏi sự chính xác rất cao, mười lọn buộc xong phải y như một về hình dáng, trọng lượng, kích thước. Tuyệt đối không được phép có lọn to lọn nhỏ, lọn ngắn lọn dài, lọn nặng lọn nhẹ. Nếu buộc lọn không đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của cây chổi.
Các lọn sau khi bó xong sẽ được chắp lại với nhau, dùng chỉ, dây dù, hoặc dây cước, dây kẽm cố định lại, công đoạn này gọi là bện lưỡi. Đây là kỹ thuật khó nhất trong cả quá trình làm chổi. Người thợ lành nghề sẽ cho ra sản phẩm đều, giữa các lọn không có khe hở, đường dây đan thẳng; lưỡi chổi cầm lên cho cảm giác chắc chắn, các lọn gắn kết với nhau thành một khối thống nhất.
Tiếp theo là công đoạn gắn lưỡi chổi vào cán chổi hay còn gọi là dô cán: nguyên liệu làm cán cũng phải được lựa chọn cẩn thận và gia công tỉ mỉ, phù hợp với yêu cầu của thị trường... Việc dô cán đòi hỏi sự chắc chắn và đẹp mắt. Cán và lưỡi phải được gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.
Cuối cùng là công đoạn tuốt bông để loại bỏ những bông lau bị dập gãy và loại bỏ hoa bụi của bông lau và hoàn thiện sản phẩm.
Mỗi ngày, xưởng sản xuất của chị Thanh đều tấp nập người ra vào. Một tháng, cơ sở sản xuất của chị trung bình xuất bán 3 vạn chiếc chổi cả trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu cả nước ngoài. Đặc biệt, những cây chổi đót Làng Tiên cao cấp đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vào tháng 6 năm 2024 vừa qua, và cũng đã vinh dự được xuất khẩu sang thị trường nước Mỹ khó tính.
Để có được thành quả đó là biết bao tâm huyết, bao giọt mồ hôi của những người phụ nữ tảo tần này. Nghề đan chổi đót không chỉ giúp các bà, các cô các chị mưu sinh mà còn mang đến cho họ niềm vui, hạnh phúc. Bằng đôi tay khéo léo của mình, họ đã và đang góp phần gìn giữ lại nghề truyền thống của quê hương. Bà Phạm Thị Thanh là lao động lớn tuổi nhất trong xưởng. Ở cái tuổi mà đáng lẽ chỉ nghỉ ngơi, tận hưởng tuổi già, bà vẫn miệt mài lao động bằng tình yêu nghề và sự say mê.
Bà Phạm Thị Thanh, Làng Tiên, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chi sẻ: "Năm nay bà 70 tuổi, bà vẫn tranh thủ làm nghề để kiếm thêm thu nhập. Công việc cũng không vất vả gì nhiều nhưng vui".
Những chiếc chổi tưởng chừng như rất đơn sơ nhưng để làm ra nó thì các bà, các cô, các chị cũng đã phải rất tỉ mỉ và cẩn thận. Hi vọng rằng, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống này sẽ tiếp tục được người tiêu dùng đón nhận, không chỉ trong tỉnh, trong nước mà còn vươn ra nhiều nước trên thế giới
Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?
Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới.
Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.