Giữ vững tăng trưởng sản xuất công nghiệp
Những biến động của kinh tế toàn cầu cùng khó khăn từ nội tại đã và đang tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm thêm các đơn hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
5 tháng đầu năm 2024, công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá đã sản xuất, tiêu thụ được hơn 8 triệu lít bia các loại, đạt 102% so với cùng kỳ. Để có được kết quả này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí, linh hoạt trong tiêu thụ, bán hàng và phát triển thị trường.

Với tín hiệu khởi sắc của thị trường, công ty kỳ vọng sản lượng có thể tăng khoảng 5% trong năm 2024.

Ông Lê Xuân Dũng, Trưởng phòng Thị trường Maketing, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá
Ông Lê Xuân Dũng, Trưởng phòng Thị trường Maketing, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá, cho biết: "Ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu đưa ra phương án hỗ trợ thị trường như: tăng chương trình chiết khấu thương mại cho đại lý, mở mới thêm các điểm bán hàng, nghiên cứu đưa ra thêm các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường".
Theo sở Công thương, bước sang quý 2/2024, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục duy trì tốt hoạt động sản xuất như: các sản phẩm lọc hóa dầu, điện sản xuất, thuốc lá. Tình hình đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu như dệt may, da giày, nông lâm thủy sản... có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực trở lại.

5 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,57% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt trên 2,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã chủ động tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và linh hoạt các phương thức bán hàng, nhằm nâng cao doanh số, giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Ông Nguyễn Trung Đức, Giám đốc Nhà máy sản xuất, công ty Cổ phần May B85, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Lượng đơn hàng nhiều, về phía công ty cũng đầu tư thêm trang thiết bị nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm giữ vững khách hàng, thị trường, năm nay công ty phấn đấu tăng trưởng từ 15 – 20% so với năm ngoái".


Ông Wang Wo, Tổng Giám đốc Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam
Ông Wang Wo, Tổng Giám đốc Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam, cho biết: "Sau khi nhà máy khánh thành đi vào hoạt động, chúng tôi đã có nhiều khách hàng đến tham quan và đã ký kết nhiều đơn hàng. Chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, kết nối thêm khách hàng, dự kiến năm nay sẽ có sản lượng doanh thu đạt hơn 56 triệu đô la Mỹ, tạo việc làm cho hơn 500 lao động".
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,9% trở lên. Các dự báo cho thấy thị trường hàng hoá quốc tế trong thời gian tới sẽ có tăng trưởng nhưng chưa mạnh. Tình hình xung đột chính trị, lạm phát kinh tế vẫn sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Do đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Các ngành, các địa phương cũng cần tập trung nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.