Gương sáng vùng biên Bát Mọt
Bát Mọt là xã vùng biên của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Những năm trước đây, nhắc đến Bát Mọt chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất nghèo với nhiều khó khăn, thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt quanh năm... Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cùng sự "chuyển mình" trong tư duy, ý thức phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no của người dân địa phương, Bát Mọt giờ đây đã có một diện mạo mới với những gam màu tươi sáng.
Bát Mọt là xã biên giới của huyện Thường Xuân. Toàn xã có 8 bản (trong đó có 4 bản giáp biên, trên 17 km đường biên giới), 920 hộ với 4.200 nhân khẩu, 98% là đồng bào dân tộc Thái. Trên những bản làng dọc biên giới Bát Mọt, giờ đây đã không còn cảnh vắng vẻ, đìu hiu, mà xuất hiện ngày càng nhiều nhà ngói mới và nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Đây là minh chứng cho quá trình hăng say lao động, khát vọng vươn lên thay đổi cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Gia đình anh Lương Văn Quynh và chị Lương Thị Thài ở bản Cạn, xã Bát Mọt là một trong những hộ nông dân trẻ tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong xây dựng và phát triển kinh tế, là tấm gương sáng cho bà con người Thái ở Bát Mọt học tập. Đây cũng là hộ đi đầu trong việc nuôi ốc nhồi thương phẩm và sản xuất con giống - một mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao ở Bát Mọt.
Theo chia sẻ của anh Lương Văn Quynh, sau khi được UBND xã triển khai mô hình nuôi ốc nhồi phát triển kinh tế, tháng 4 năm 2024, vợ chồng anh đã tham gia lớp tập huấn và quyết định đầu tư hơn 60 triệu đồng để xây 15 ao, với diện tích gần 2.000 m2 để nuôi.
Anh Lương Văn Quynh cho biết, thời gian cho 1 vụ nuôi ốc nhồi kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch khoảng từ 3,5 đến 4 tháng. Nguồn thức ăn cho ốc cũng khá phong phú, phổ biến như bèo tấm, bí, mướp, khoai lang và các loại lá cây. Tùy quy mô, số lượng, mật độ ốc nuôi, cứ 3 đến 4 ngày mới phải bổ sung thức ăn cho ốc một lần. Đặc biệt, vào các tháng mùa đông, ốc nhồi ít vận động nên không cần cung cấp thức ăn nhiều, liên tục. Đây là giai đoạn ốc "ngủ đông", chỉ cung cấp thức ăn vừa phải, bởi thức ăn dư thừa trong ao kết hợp với chất thải của ốc quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Để có được thành quả như hôm nay, gia đình anh Quynh, chị Thài đã phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, trong quá trình nuôi vừa làm vừa học tập kỹ thuật qua sách báo, tivi. Ngoài ra, với sự quan tâm của địa phương, anh chị được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do huyện tổ chức, có thêm nhiều kiến thức chăn nuôi. Hiện nay, với giá bán từ 70.000 đồng đến 90.000 đồng/kg ốc thương phẩm và hơn 500.000 đồng/kg ốc giống, mỗi tháng gia đình anh Lương Văn Quynh và chị Lương Thị Thài có thu nhập hơn chục triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh chị còn hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống cho các hộ nuôi ốc trên địa bàn xã.
Một điểm nhấn tạo nên sự đổi thay của Bát Mọt, đó là địa phương đã tận dụng diện tích ao hồ sẵn có, khuyến khích người dân tham gia mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm và ký kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đến nay, toàn xã đã có 23 hộ dân tham gia mô hình nuôi ốc nhồi với diện tích hơn 2 ha mặt nước.
Thời gian qua, không chỉ có các mô hình nuôi ốc nhồi, mà nhiều mô hình kinh tế khác trên địa bàn xã Bát Mọt cũng đã và đang khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, mở ra hướng phát triển con nuôi đặc sản mới có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện chất lượng đời sống cho bà con các dân tộc trên địa bàn.

Gia đình chị Lang Thị Nhung là một hộ nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở bản Vịn. Từ chỗ thuộc diện nghèo của bản, nhờ phát triển mô hình chăn nuôi cá, gia đình chị đã có nguồn thu nhập ổn định và có điều kiện sửa sang nhà cửa, chăm lo cho con cái tốt hơn. Giờ đây, vào những ngày cuối tuần, gia đình chị lại trở thành "điểm hẹn" cho các chị em phụ nữ trong bản. Các chị đến đây để cùng được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế cũng như xây dựng đời sống mới.
Chị Lang Thị Nhung, bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bà con bản Vịn chúng tôi chủ yếu làm nông nghiệp, như trồng lúa, trồng rau màu, nuôi con lợn, con gà, con cá. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, đến nay đời sống người dân phát triển hơn. Riêng gia đình tôi mấy năm nay tập trung làm kinh tế, giờ đời sống cũng khấm khá hơn, tôi có nhiều điều kiện để chăm lo cho con cái tốt hơn rồi".

Mô hình kinh tế của anh Lương Văn Quynh hay chị Lang Thị Nhung chỉ là đại diện cho hàng chục hộ nông dân tiêu biểu của xã Bát Mọt. Việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần không nhỏ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con ở vùng biên Bát Mọt. Theo báo cáo của địa phương, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Bát Mọt đạt 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 34,48%. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với một xã biên giới vừa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Bức tranh vùng biên Bát Mọt giờ được điểm tô với những gam màu tươi mới. Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế đã và đang từng bước giúp người dân nơi đây vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững, chung sức, chung lòng xây dựng vùng biên giới ngày càng vững mạnh.

Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phân cấp cho Sở Xây dựng cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng; cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý.

Từ 1/7, người dân được làm thủ tục khai sinh, kết hôn tại xã đang ở hoặc xã khác
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 120 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ưu tiên nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội
Đến ngày 31/5/2025, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân cho 2.133 khách hàng vay vốn mua nhà ở xã hội với tổng dư nợ hơn 769 tỷ đồng. Nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp đã giúp các hộ gia đình có thu nhập thấp hiện thực hoá ước mơ “an cư, lạc nghiệp”.

Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định công nhận huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Triển khai biện pháp bảo đảm an toàn tại Cảng hàng không Thọ Xuân
Theo báo cáo của Cảng vụ hàng không Miền Bắc, trong 2 ngày 13 và 14/6 trên địa bàn xã Xuân Sinh và các xã lân cận, xung quanh khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân, đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng thiết bị bay không người lái, bay trong khu vực cấm, gây uy hiếp an ninh, an toàn hàng không tại Cảng hàng không Thọ Xuân và khu vực quân sự trọng yếu.

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Từ ngày 12/6 đến ngày 26/6, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025.

Nỗ lực đưa nhân dân đến nơi ở an toàn
Với nỗ lực đưa các hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi ở mới, những năm qua, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của cấp trên, của địa phương, huyện Quan Hóa đã bố trí, sắp xếp dân cư đến các vị trí an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mưa lũ, giúp nhân dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế.

Tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính
Hướng đến xây dựng nền hành chính hiện đại và chuyên nghiệp, những năm qua, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn để tổ chức, cá nhân tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính.

Cần xử lý nghiêm hành vi che biển số xe tại thị trấn Yên Lâm
Cùng với trực tiếp kiểm tra xử lý vi phạm, hiện nay cảnh sát giao thông còn tăng cường xử phạt "nguội" qua hình ảnh từ người dân cung cấp. Tuy nhiên, một số lái xe đang có hành vi tẩy xóa, che biển số, hòng gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong xác định vi phạm. Ghi nhận tại thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.