Hai cháu bé hôn mê, nghi do ngộ độc thực phẩm
Về vụ việc 2 cháu bé ở xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn bim bim, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm này, tình trạng sức khoẻ của các cháu rất xấu.
Khoảng 16h ngày 14/1, bốn cháu nhỏ cùng trú tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến quán tạp hóa Sơn Phẩm ở thôn Bích Phương, để mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói bim bim cay vòi rồng để ăn. Khoảng gần 1 tiếng sau, trong bốn cháu thì có hai cháu là hai anh em họ, 12 và 6 tuổi, đột ngột mất ý thức, co giật, nôn, sùi bọt mép, hôn mê, được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Anh Lê Đức Nguyện, chú của hai bệnh nhi ở xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chủ nhật ngày 14/1, bố mẹ cho 10 nghìn cho các cháu đi mua kẹo. Hai cháu mua một gói Rồng Vàng và một gói sa lát cay. Mua ăn tầm khoảng 4h chiều, khoảng 5h kém thì cháu có biểu hiện nôn và lịm đi. Gia đình đưa cháu vào Bệnh viện huyện Thọ Xuân cấp cứu, bệnh viện huyện chuyển tuyến xuống dưới này".

Khoảng 20h30 phút, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá tiếp nhận 2 ca bệnh trong tình trạng hôn mê, hội chứng não cấp, rối loạn nhịp tim nặng, theo dõi ngộ độc không rõ loại. Các cháu được rửa dạ dày, truyền thuốc giải độc và lọc máu, hiện vẫn hôn mê, tiên lượng tình trạng xấu.

Bác sỹ Chuyên khoa II Hà Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá
Bác sỹ Chuyên khoa II Hà Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: "20h ngày 14/1, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá tiếp nhận hai bệnh nhân là hai anh em ở Thọ Xuân vào viện với tình trạng rất nặng, hôn mê, co giật. Bệnh viện đã tiến hành cấp cứu ngay nhưng tình trạng các cháu vẫn rất là nặng, tiên lượng rất là khó. Bệnh viện đã tập trung hết nhân lực và trang thiết bị, điều động thêm một máy lọc máu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh để lọc máu cho hai anh em".
Hiện nay, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, làm rõ nguyên nhân. Đồng thời, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm tìm độc chất.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.