Hải quan Thanh Hóa thực hiện giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đã phát huy hiệu quả chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của hơn 200 doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có hơn 100 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa chủ yếu là hàng may mặc, giày da, thủy sản, vật liệu xây dựng... Với phương châm "lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả", Chi cục đã thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc phát sinh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua đó nhằm đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.


Ông Ngô Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hoá
Ông Ngô Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi tập trung cải cách hành chính, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành Hải quan. Chúng tôi có bộ phận trực 24/7 để giải quyết vướng mắc trực tiếp, gián tiếp của doanh nghiệp trong hoạt động. Chúng tôi đã đến các doanh nghiệp để động viên và nắm tình hình của các doanh nghiệp, theo đó khả quan 6 than cuối năm hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường".
Công ty SaKuRai Việt Nam, đóng tại khu công nghiệp Lễ Môn thành phố Thanh Hoá, trung bình mỗi tháng công ty nhập khẩu từ Trung Quốc về gần 150 container nguyên liệu may mặc và xuất đi Nhật Bản gần 330 container quần áo hãng cao cấp. Thời gian qua, công ty luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa trong việc thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu trên môi trường điện tử nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo tiến độ sản xuất của công ty.


Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty SaKuRai Việt Nam
Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty SaKuRai Việt Nam cho biết thêm: "Là doanh nghiệp đứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi nhận được sự tạo điều kiện của ngành Hải Quan Cảng trong việc thực hiện các thủ tục thông quan hàng hoá, họ hỗ trợ nhiệt tình, nhiều hôm hàng về, hàng đi vào ngày lễ, tết, thậm chí đêm hôm, Hải quan vẫn rất nhiệt tình. Chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài sự cảm ơn để doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo tiến độ đơn hàng cho đối tác".
Đối với chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn, năm 2023, đơn vị đã sớm tiếp cận triển khai mô hình Hải quan thông minh, Hải quan số để tiếp tục rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Duy trì và giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 100% các thủ tục hải quan ở cấp chi cục trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đáng chú ý, để thu hút các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tại Cảng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.


Anh Lê Đức Chung, Quản lý sản xuất- công ty TNHH Miza Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
Anh Lê Đức Chung, Quản lý sản xuất- công ty TNHH Miza Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Với chính sách mới từ tỉnh cũng như sự hỗ trợ của Hải quan Nghi Sơn, công ty chúng tôi tích cực tìm kiếm các đối tác mới đi từ cảng Nghi Sơn, đảm bảo được kế hoạch kinh doanh của công ty cũng như kích cầu các nguồn hàng đến và đi tại cảng Nghi Sơn".

Ông Lê Hồng Phong, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Hồng Phong, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng tháng, hàng quý chúng tôi đối thoại với doanh nghiệp, hướng dẫn văn bản mới, quy phạm pháp luật để làm sao đó tạo điều kiện thông quan trên cơ sở pháp luật, giải phóng hàng nhanh, thông quan nhanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất nhập khẩu tại cảng Nghi Sơn".
Tính đến ngày 21/7, Cục Hải Quan Thanh Hóa đã thông quan hơn 69 nghìn tờ khai điện tử đăng ký trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động và Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam; 911 hồ sơ khai báo phương tiện vận tải biển trên hệ thống E-Manifest; Cũng trong gần 7 tháng năm 2023, đã có gần 1.900 thủ tục hành chính được thực hiện qua hệ thống Dịch vụ công trực tuyến hải quan; đã có 338 doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan (trong đó có 266 doanh nghiệp trong tỉnh và 122 doanh nghiệp ngoài tỉnh). Thanh Hoá đã thu hút thêm tuyến tàu container của hãng VIMC, bên cạnh tuyến của CMA-CGM đang hoạt động trước đó. Nhờ đó, trong 6 tháng năm 2023, đã có gần 3.700 container vận chuyển hàng hoá qua cảng Nghi Sơn. Lũy kế đến hết ngày 21/7/2023, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 6,91 tỷ USD.

Theo cục Hải quan Thanh Hoá, kết quả xuất nhập khẩu hàng hoá qua Cảng chưa đạt mục tiêu đề ra trong năm 2023 do thời gian qua, chủ yếu chỉ có hãng tàu CMA-CGM đầu tư tuyến container vận chuyển hàng hóa qua cảng, với tần suất 1 chuyến/tuần. Trong khi các doanh nghiệp mong muốn được đa dạng hóa sự lựa chọn dịch vụ từ nhiều hãng tàu và với tần suất nhiều hơn để doanh nghiệp có sự lựa chọn về mức giá cước cạnh tranh, cũng đáp ứng tiến độ đơn hàng của các đối tác. Tuy nhiên, các đơn vị vận tải biển lại lấy yếu tố sự sôi động của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ qua cảng lên hàng đầu. Từ những lý do trên dẫn dến số lượng hãng tàu mới, doanh nghiệp mới chưa nhiều, tần suất hoạt động thấp, số thu ngân sách nhà nước từ hàng hóa vận chuyển hàng hóa bằng container chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số thu ngân sách nhà nước của hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn (khoảng gần 3%), số thu ngân sách nhà nước phần lớn từ các mặt hàng không vận chuyển bằng container như dầu thô, than, dầu cọ,…Để tháo gỡ những nút thắt khó khăn nêu trên cùng với các sở, ban, ngành trong tỉnh, Cục Hải quan Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu và phát huy hiệu quả chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.


Bà Vũ Thu Hương, Phó phòng nghiệp vụ, Cục Hải quan Thanh Hoá
Bà Vũ Thu Hương, Phó phòng nghiệp vụ, Cục Hải quan Thanh Hoá cho biết thêm: "Cục Hải quan Thanh Hoá đã tích cực tuyên truyền đến các doanh nghiệp, gặp các doanh nghiệp, các đại lý Hải quan về logistic. Đồng thời, tham mưu cho tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cảng Nghi sơn trong thời gian tới, để làm sao các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kinh doanh vận tải biết đến với cửa khẩu Nghi Sơn, từ đó họ sẽ giới thiệu và đưa hàng hoá về xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn".
Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là hơn 35.400 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa 21.900 tỷ đồng và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 13.500 tỷ đồng. Với những giải pháp đã và đang triển khai, tin tưởng rằng Cục Hải quan Thanh Hóa sẽ cùng cả tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng, góp phần cùng cả tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt trên 16.300 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.