Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.
Trong gần 10 năm từ 1965 đến 1972, cầu Hàm Rồng - huyết mạch giao thông quan trọng của Đất nước lúc bấy giờ đã trở thành "toạ độ lửa" nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của quân và dân ta với máy bay giặc Mỹ xâm lược. Đây cũng là giai đoạn nở rộ các sáng tác về đề tài Hàm Rồng. Hầu như các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ, các nhà làm phim trong nước và quốc tế... đều có mặt ở tọa độ lửa Hàm Rồng để khắc họa ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm của quân và dân ta quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược một cách chân thực và sống động nhất. Tiêu biểu có ca khúc "Chào Sông Mã anh hùng" của Nhạc sỹ Xuân Giao; "Cây lúa Hàm Rồng" của nhạc sỹ Đôn Truyền; trong số hàng chục bài thơ hay về Hàm Rồng có "Trụ Cầu Sông Mã" của nhà thơ Mã Giang Lân…

Từng là một pháo thủ phòng không thuộc Trung đoàn 228 bảo vệ Cầu Hàm Rồng, đối với cựu chiến binh - Nhạc sỹ Ngọc Khuê, Hàm Rồng - Nam Ngạn có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đây không chỉ là nơi ông đã tham gia chiến đấu mà còn là mảnh đất khơi nguồn cho nhiều sáng tác âm nhạc của ông. Ca khúc "Tiếng hát trên dòng sông Mã" chính là tác phẩm đầu tay ông sáng tác ngay tại mặt trận Hàm Rồng, được thu âm và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam từ những ngày chiến tranh còn đang ác liệt.

Nhạc sỹ Ngọc Khuê, Cựu chiến binh – Pháo thủ Trung đoàn 228 bảo vệ Cầu Hàm Rồng
Nhạc sỹ Ngọc Khuê, Cựu chiến binh – Pháo thủ Trung đoàn 228 bảo vệ Cầu Hàm Rồng cho biết: "Cảm xúc của tôi khi sáng tác bài "Tiếng hát trên dòng sông Mã" chính là sau trận 26/5/1965, sự phối hợp hiệp đồng chiến đấu nhịp nhàng hiệu quả giữa bộ đội cao xạ, hải quân nhân dân việt nam và bà con nhân dân khu vực Hàm Rồng".
Cầu Hàm Rồng - Sông Mã là mạch nguồn cảm xúc không ngừng chảy và được tiếp nối trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ cả nước nói chung cũng như văn nghệ sỹ Thanh Hoá nói riêng.
Nhạc sỹ Thế Việt, Nguyên Giám Đốc Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn - Thanh Hoá
Sáu mươi năm đã trôi qua, từ sự tàn phá của chiến tranh, Vùng đất Nam Ngạn – Hàm Rồng, Sông Mã hôm nay đã hồi sinh diệu kỳ và đang hoà mình vào sự phát triển từng ngày cùng quê hương, đất nước. Cây Cầu Hàm Rồng huyền thoại vẫn in bóng trên dòng Sông Mã, nâng đỡ cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam. Vẻ đẹp huyền tích, sơn thuỷ hữu tình của vùng đất Hàm Rồng – Sông Mã và chiến công oai hùng của quân và dân ta hơn nửa thế kỷ trước, sẽ mãi là mạch nguồn cảm xúc dâng trào đối với các thế hệ văn nghệ sỹ cả nước cũng như văn nghệ sỹ Xứ Thanh hôm nay và mai sau.


Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.