Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ
Năm 1965, Trung đoàn pháo cao xạ 228 – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 234 bảo vệ cầu Hàm Rồng. Lúc bấy giờ, biên chế trong các đơn vị của Trung đoàn phần lớn là con em Hà Nội và tỉnh Hà Bắc cũ, tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Những năm tháng chiến đấu ở Hàm Rồng đã trở thành quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đối với mỗi người. 60 năm đã trôi qua, ký ức về Hàm Rồng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những pháo thủ năm xưa.
Năm 1965, ông Phan Văn Tuấn – một người con của tỉnh Bắc Ninh, cùng đồng đội có mặt ở Hàm Rồng vào những ngày đầu tháng 4 lịch sử. Chỉ ít lâu sau, người bạn đời của ông – bà Đỗ Thị Hải Yến cũng xin vào công tác tại Hàm Rồng và nhiều lần tham gia cứu thương nơi trận địa. Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cầu, nhiều năm sau đó, gia đình ông sinh sống, làm việc tại tỉnh Thanh Hoá, rồi sau này mới trở về Bắc Ninh. Hàm Rồng – Thanh Hoá đã trở thành quê hương thứ 2 của gia đình ông.

Ông Phan Văn Tuấn, cựu chiến binh Trung đoàn 228
Ông Phan Văn Tuấn, cựu chiến binh Trung đoàn 228 cho biết: "Tôi vào Hàm Rồng tháng 4/1965. Lúc bấy giờ tôi là kỹ thuật viên máy chỉ huy cao xạ bắn máy bay, cùng trung đoàn chiến đấu bảo vệ Hàm Rồng trong 9 năm."
Bà Đỗ Thị Hải Yến, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Tôi xin vào Thanh Hoá nhưng với điều kiện phải vào đúng Hàm Rồng. Khi có thai cháu đầu tôi về Hoằng Anh, rồi xuống Hoằng Vinh và ở nhà dân trước 1 tháng khi sinh cháu, được người dân yêu quý, cho ăn, cho ở, tôi rất cảm động và biết ơn."
Hiện nay, Hội cựu chiến binh Hàm Rồng tại Bắc Ninh có gần 30 người. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm Hàm Rồng chiến thắng, những pháo thủ năm xưa lại quây quần bên nhau, cùng ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên.

Ông Nguyễn Đức Hả, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Khi những trận chiến đấu căng thẳng diễn ra ở Hàm Rồng, chúng tôi được điều ở đập Bái Thượng ra. Những ngày chiến đấu ở Hàm Rồng, chúng tôi thấy những tấm gương như chị Tuyển, chị Hằng…bộ đội chúng tôi cần noi theo, vì vậy chúng tôi tập trung chiến đấu để giành thắng lợi."
Ông Ngô Hồng Quảng, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Câu chuyện chiến đấu ở Hàm Rồng, ân tình của người Hàm Rồng vẫn đang được những pháo thủ năm xưa trân trọng, gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ cháu con; để hôm nay và mai sau, tinh thần "Quyết thắng" của Hàm Rồng sẽ luôn là động lực, là niềm tin cho mỗi người thêm yêu, thêm tự hào về quê hương, đất nước và vững vàng hơn trong cuộc sống.

Xử lý nghiêm vi phạm giao thông tại các đường ngang dân sinh
Tại các đường ngang dân sinh giao cắt với đường sắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng này, Trạm Cảnh sát giao thông Quảng Xương, Phòng Cảnh sát giao thông Thanh Hoá đang tăng cường lực lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Người kể chuyện Hàm Rồng
60 năm qua, cầu Hàm Rồng đã trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, ý chí anh hùng, cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Với tất cả vẻ đẹp vốn có, Hàm Rồng đã đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của bao thế hệ văn nghệ sỹ. Đối với nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, chứng kiến những ngày tháng quân và dân ta chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông đã dành rất nhiều tình cảm và tâm huyết cho đề tài về cây cầu lịch sử này.

Sức lan toả của Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng"
Hội thi trực tuyến "Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng" là một trong những hoạt động ý nghĩa do Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hoá tổ chức. Dù chỉ triển khai trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các đơn vị trường học, qua đó, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi học sinh.

Sau 3 tháng thực hiện Nghị định 168, số trường hợp vi phạm giảm 30%
Sau 3 tháng thực hiện Nghị định, tình hình tai nạn giao thông toàn quốc có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024.

1 tháng qua, Công an Thanh Hóa thu nhận hơn 26.000 hồ sơ cấp căn cước
Từ ngày 1/3/2025, để bảo đảm thuận lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện thủ tục cấp căn cước, ngay sau khi triển khai mô hình bộ máy mới, Công an tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì công tác tiếp dân, bố trí 28 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời tiết 3/4: Thanh Hóa sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (3/4), Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng sớm và đêm trời rét.

Kịp thời dập tắt đám cháy ở quán ăn thuộc phường Trường Thi
Trưa ngày 02/4, tại quán mỳ cay có địa chỉ số 3A, đường Chu Văn An, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá xảy ra cháy. Rất may, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Từ 1/4, tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại 9 điểm công an cấp xã
Bắt đầu từ ngày 1/4/2025, Công an của 9 thị trấn, phường được giao nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới, giấy phép lái xe quốc tế cho công dân tất cả các ngày làm việc và thứ bảy hàng tuần. Người dân có nhu cầu muốn cấp, cấp đổi giấy phép lái xe trực tiếp có thể đến tại 9 điểm trên, hoặc có thể vào trang dịch vụ công trực tuyến Cổng Dịch vụ công mức độ 4 để nộp.

Triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”
Nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về chuyển đổi số, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức triển khai kế hoạch Hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”.

Bồi dưỡng quản lý chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh cho các mô hình kinh tế tập thể
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp Bồi dưỡng quản lý chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số, thực hành kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cho các nữ quản lý mô hình kinh tế tập thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.