Hàm Rồng

Hàm Rồng - Sông Mã: Hùng vĩ và nên thơ
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố Thanh Hóa, Hàm Rồng là vùng đất có địa thế vô cùng trọng yếu trong tiến trình lịch sử xứ Thanh nói riêng và dân tộc nói chung. Mỗi khi nhắc tới địa danh này, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng một niềm tự hào, kiêu hãnh. Bởi lẽ, nơi ấy gắn liền với lịch sử của dân tộc ta trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian lao chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng
Tối ngày 03/4, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (mùng 03, mùng 04/4/1965 - mùng 03, mùng 04/4/2025).

Đồi C4, trận địa pháo anh hùng
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đồi C4 thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa quân dân ta với kẻ thù xâm lược. Những chiến công lừng lẫy trên đồi C4 đã góp phần quan trọng làm nên sự kiện Hàm Rồng chiến thắng trong hai ngày 03, 4/4/1965.

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử
Tối 3/4/2025, tỉnh Thanh Hoá tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025). Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ ý nghĩa này!

Không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng tại thành phố Thanh Hóa
Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Và đối với người dân thành phố Thanh Hóa, mảnh đất nằm bên núi Rồng, sông Mã, nơi hình thành trận địa Hàm Rồng lịch sử, những ngày qua, các hoạt động chào mừng diễn ra trong bầu không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần xúc động.

Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ
Năm 1965, Trung đoàn pháo cao xạ 228 – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 234 bảo vệ cầu Hàm Rồng. Lúc bấy giờ, biên chế trong các đơn vị của Trung đoàn phần lớn là con em Hà Nội và tỉnh Hà Bắc cũ, tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Những năm tháng chiến đấu ở Hàm Rồng đã trở thành quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đối với mỗi người. 60 năm đã trôi qua, ký ức về Hàm Rồng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những pháo thủ năm xưa.

Triển lãm “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất tử”
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, Trung tâm Triển lãm, Hội chợ - Quảng cáo – Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hoá phối hợp cùng Trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch thành phố Thanh Hoá đã tổ chức trưng bày triển lãm ảnh “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất diệt” tại Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa. Triển lãm thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan.

Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, sáng ngày 3/4, Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử (thuộc Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) đã tổ chức các hoạt động tri ân tại tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.

Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), tối ngày 2/4, tại quảng trường Hàm Rồng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng”. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tới dự chương trình.

Người lính Hàm Rồng và kỷ niệm được gặp Bác Hồ
Năm 1968, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, ông Lê Xuân Thanh, một người con của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vinh dự được ra Thủ đô Hà Nội, báo công với Bác. Đối với ông, đây là kỷ niệm thiêng liêng, không thể nào quên.

Hàm Rồng - Vùng đất văn hóa, lịch sử và thắng tích
Từ xa xưa, Hàm Rồng đã được xem là nơi có vị thế đặc biệt quan trọng, là một phần biểu tượng của mảnh đất và con người Thanh Hóa. Không chỉ là vùng thắng tích, nơi chứa đựng những vỉa tầng văn hóa dày sâu và rực rỡ, Hàm Rồng còn gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng và các liệt sỹ nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (mùng 3, mùng 4/4/1965 – mùng 3, mùng 4/4/2025), sáng ngày 2/4, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ủy ban Nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu, đã đến dâng hương tại các di tích lịch sử cách mạng, nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ.

Đặc sắc chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi chiến công”
Nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, tối qua 1/4, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, đã tổ chức chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi chiến công”.

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Hàm Rồng chiến thắng – Thắng lợi của đường lối chiến tranh Nhân dân
Lý giải về chiến thắng của quân và dân ta trước những “thần sấm, con ma” của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng, các nhà nghiên cứu lịch sử đều cho rằng đó là kết quả của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân; đó là sự tổ chức, lãnh đạo sáng suốt, táo bạo, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, khôn khéo của các lực lượng vũ trang, bán vũ trang và của cả cao trào toàn dân xung trận.