Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Nhà khách Chính phủ hay Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa đón khách tham quan từ 9 đến 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Bắc Bộ Phủ được xây dựng vào năm 1918, mang phong cách kiến trúc cổ Pháp, từng được gọi là Phủ thống sứ Bắc Kỳ; Phủ khâm sai Bắc Kỳ. Tòa nhà đã chứng kiến nhiều dấu mốc lịch sử trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đây làm việc, tòa nhà được gọi với tên Bắc Bộ Phủ. Công trình này cùng Văn phòng Phủ Thống sứ (nay là trụ sở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), khách sạn Metropole và vườn Diên Hồng (vườn hoa con cóc) tạo thành quần thể có giá trị về cả kiến trúc, lịch sử, văn hóa lẫn cảnh quan. Bắc Bộ Phủ có ba tầng, gồm một tầng hầm nhưng chỉ mở một phần tầng một để khách tham quan và tìm hiểu thông tin của công trình thông qua những tấm áp phích trên tường. Không gian tham quan nhỏ nhưng luôn đông nghịt khách từ sáng đến chiều. Trong sáng 10/11, khoảng 2.000 người dân và du khách đã tới tham quan công trình. Khách tham quan đa dạng độ tuổi, đặc biệt nhiều người trẻ và các gia đình có con nhỏ, mỗi tour 30 phút. Bắc Bộ Phủ hiện là nơi phục vụ các hoạt động lễ tân đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của Bộ Ngoại giao.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn
Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại không ít chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Và hậu thế không thể không nhắc đến khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ. Để tưởng nhớ, tri ân công đức Vua Bà, Nhân dân ta đã dựng đền thờ ở nhiều nơi. Trải qua biết bao thăng trầm dâu bể, giờ đây, những di tích này không chỉ là điểm tham quan du hút thu khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa
Xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều món ăn đặc sản trứ danh như: nem chua, bánh cuốn, hay chả tôm… Bên cạnh đó, xứ Thanh còn nổi danh với rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng miền, trong đó có bánh lá răng bừa ở vùng đất Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng
Thanh Hóa có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng đa dạng và phong phú về số lượng cũng như thể loại. Trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm, chỉ đạo việc trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Đền thờ “Tể tướng Vạn Hà – Thiên hạ âu ca”
Thiệu Hóa - mảnh đất có bề dày lịch sử, là một trong những nơi phát tích của người Việt cổ. Những câu chuyện từ thuở hồng hoang đã được kể lại đầy sinh động và thuyết phục qua các di chỉ khảo cổ núi Đọ, núi Nuông. Để rồi, từ cái nôi của lịch sử và văn hóa ấy, Thiệu Hóa trở thành mảnh đất của những danh nhân khoa bảng, anh hùng hào kiệt đã góp phần làm rạng ngời sử sách non sông. Trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho - một trong bốn danh sĩ nổi tiếng của đất Vạn Hà, tên tuổi đã được ghi danh tại Văn miếu Quốc tử giám.
Tự hào vùng đất học Thiệu Hoá
Vùng đất Vạn Hà xưa, nay là thị trấn Thiệu Hoá, là vùng quê có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Nơi đây đã sản sinh ra những danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước. Người Vạn Hà rất coi trọng việc học hành, truyền thống đó được thể hiện trong hương ước và tập quán của xóm để làm gương cho hậu thế noi theo. Trên địa bàn thị trấn có nhiều di tích lịch sử có giá trị tâm linh, và giá trị truyền thống hiếu học sâu sắc, điển hình trong số đó là di tích đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho và di tích nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.