lịch sử
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa
Sau 5 năm xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí vé trong 1 tháng.
Giáo dục lịch sử thông qua các hoạt động học tập trải nghiệm
Chiều ngày 17/10, tại khu vực đồi C4, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng phối hợp với trường THCS Trần Mai Ninh tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm với chủ đề: “Bước chân lịch sử - hào khí đồi C4” hướng tới kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố Thanh Hoá, 10 năm đô thị loại 1 và 60 năm chiến thắng Hàm Rồng.
Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc lịch sử
Những ngày này, người dân ở khắp mọi miền đất nước đang hân hoan chào đón kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 với niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc trước công lao và sự hy sinh to lớn của những thế hệ cha anh đã đấu tranh giành độc lập cho dân tộc; đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngày nay. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm mà các thế lực thù địch, phản động tái diễn luận điệu xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ thành quả và ý nghĩa của sự kiện trọng đại này nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc chuyển quân lịch sử giữa thế kỉ XX
Sau chiến thắng lịch Điện Biên Phủ, tháng 8 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ - văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương được ký kết- đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Song thắng lợi đó chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhận thấy trước âm mưu cố tình phá hoại Hiệp định Giơnevơ của kẻ thù, Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo khẩn trương bố trí một bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc chiến đấu và chuyển hàng vạn đồng bào và con em các gia đình cách mạng đi cùng với bộ đội và cán bộ tập kết ra Bắc để đào tạo đội ngũ cán bộ, vừa góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Điểm đến hấp dẫn cho thiếu nhi dịp hè
Sau một năm học vất vả, nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em là rất lớn. Đáp ứng nhu cầu đó, trong dịp hè này, Bảo tàng Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các buổi học ngoại khóa bổ ích, hấp dẫn về lịch sử cho thanh thiếu nhi.
Đồi A1 - Chứng tích của những trận đánh huyền thoại
Nằm ở phân khu phía Đông của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 giữ vị trí đặc biệt quan trọng để bảo vệ Sở chỉ huy tập đoàn và sân bay Mường Thanh của thực dân Pháp. Sau 39 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngoan cường để giành giật với địch từng mét giao thông hào, đúng 20h30 phút ngày 6/5/1954 khối bộc phá gần 1000 kg của ta phát nổ trên đỉnh đồi A1 đã phá tan cánh cửa phòng ngự phía Đông, tạo điều kiện cho quân ta tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Nơi lưu giữ Ký ức Hàm Rồng chiến thắng
Hàm Rồng chiến thắng, chiến công chói lọi đã đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Để góp phần phục vụ hoạt động nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực sưu tầm và tổ chức trưng bày giới thiệu các tư liệu, hiện vật, hình ảnh tiêu biểu liên quan đến cuộc chiến đấu bảo vệ Cầu Hàm Rồng của quân và dân ta.
Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và năm 2025
Sáng ngày 20/03, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, Trưởng Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử quan trọng trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và năm 2025, (gọi tắt là Ban tổ chức 3134), đã chủ trì hội nghị để phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban tổ chức và triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới. Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh; Đại tá Lê Văn Diện, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban tổ chức.
Huyện Hậu Lộc với công tác bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử văn hóa
Hậu Lộc là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từng bước gắn với phát triển du lịch để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
Thanh Hóa - Điện Biên, từ mạch nguồn lịch sử
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nói riêng, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp lớn về sức người, sức của, như sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó, tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Sự gắn bó đặc biệt từ mạch nguồn lịch sử, suốt bao năm qua đã và đang được hai tỉnh Thanh Hóa - Điện Biên trân trọng, giữ gìn và vun đắp.
Hội thảo Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1930 - 2020)
Chiều ngày 9/11, Ban Chỉ đạo biên soạn sách Lịch sử Quân sự tỉnh Thanh Hóa (1930 – 2020) đã tổ chức hội thảo khoa học, lấy ý kiến đóng góp để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện đề cương cuốn sách. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo và đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì hội thảo.
Giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học
Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại mà còn vun đắp tình yêu quê hương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hóa đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học.
Mở "Kho ký ức" trực quan về lịch sử, văn hóa Việt
Mới đây, kho tư liệu hình ảnh ghi lại những thời khắc lịch sử, khắc họa truyền thống, văn hóa Việt Nam do các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam đóng góp trong nhiều thời kỳ đã được mở ra cho công chúng tìm hiểu, nghiên cứu thông qua các triển lãm và thư viện ảnh trực tuyến.