Longform
img

Gần 10 năm về trước, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa giống như một ốc đảo giữa núi rừng.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 1.

Không có đường, các thầy giáo phải băng qua núi, vượt đèo dốc nguy hiểm đến điểm trường.

Không có điện, mỗi buổi tối học bài, những đứa trẻ phải dùng đèn pin để dò chữ. 

Cách điểm trường chính hơn 20 km, đường sá đi lại quá khó khăn, cả tháng mới có thể xuống trung tâm xã một lần để mua thực phẩm, bởi vậy điều kiện sinh hoạt của các thầy giáo cắm bản vô cùng gian khổ.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 2.

Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ, khi Mùa Xuân vẫn còn là bản "3 không": Không điện, không đường, không internet. Còn bây giờ, bản làng này đã đổi thay. Cuối năm 2021, Mùa Xuân được đón điện lưới quốc gia. Đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Quan Sơn khởi công đường giao thông nội bản Ché Lầu và Mùa Xuân. Con đường đến lớp đã thuận lợi hơn rất nhiều; các giáo viên tại Mùa Xuân bắt đầu được tiếp cận với những phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 3.

Điểm trường Mùa Xuân hiện có 5 lớp với 83 học sinh, toàn là trẻ em người Mông. 5 năm về trước, mỗi năm học mới, các giáo viên ở điểm trường Mùa Xuân thường phải đến từng nhà vận động phụ huynh cho con đi học. Giờ đây, người dân đều tự nguyện, mong muốn cho con em mình đi tìm cái chữ. 100% trẻ em của bản trong độ tuổi đều được đến trường.

Câu chuyện về bản Mùa Xuân là một trong rất nhiều minh chứng cho thấy: Hành trình đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo mà tỉnh Thanh Hóa thực hiện 10 năm qua đã đem đến hiệu quả to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất cả khởi đầu từ một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 4.

 

Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là ngành Giáo dục - đào tạo đã tích cực triển khai thực hiện. Trong 10 năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 4 Kế hoạch, 2 Quyết định, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 15 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 26 Quyết định, 6 Kế hoạch. Các địa phương đã ban hành hàng trăm nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo tại địa phương, đơn vị. Cùng với đó là nhiều giải pháp để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29, tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái được những thành tựu quan trọng. Toàn tỉnh hiện có 1988 cơ sở giáo dục phổ thông, 4 cơ sở giáo dục đại học, 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 7 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, 9 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; 173 trung tâm ngoại ngữ, tin học, 54 doanh nghiệp giáo dục kỹ năng sống và 559 trung tâm học tập cộng đồng.

Toàn tỉnh có gần 54 nghìn cán bộ quản lý và giáo viên, tăng trên 7500 người so với năm 2013, trong đó có 95% đạt trình độ chuẩn, 32% đạt trình độ trên chuẩn.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 5.

Giai đoạn 2013-2022, nguồn ngân sách tỉnh Thanh Hóa chi cho giáo dục và đạo tạo đạt trên 85 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng chi ngân sách của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, triển khai các chương trình, đề án, dự án giáo dục và đào tạo.

Các cơ sở giáo dục - đào tạo đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt 98% trở lên. Giáo dục mũi nhọn giữ vững trong top đầu cả nước tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Nhiều năm liền, Thanh Hóa luôn nằm trong tốp đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia. Từ năm 2016 đến nay, học sinh Thanh Hóa đã giành được 14  huy chương Olympic quốc tế, 4 huy chương Châu Á Thái Bình Dương.

Đến nay, có 27/27 huyện, thị xã, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (đạt 100%), quy mô, trường lớp được mở rộng. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên mầm non đạt trình độ trên chuẩn chiếm trên 82%, số lượng trường chuẩn quốc gia tăng 356 trường so với năm 2013.

Hiện nay, Thanh Hóa là tỉnh thứ 15 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; là tỉnh thứ 12 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 6.

Từ năm 2013 đến nay, các kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Ở bậc đại học, từ năm 2013 đến nay, đã thành lập mới 2 Phân hiệu Đại học; đào tạo gần 74.000 sinh viên; tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng cao. Trong 10 năm, các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì thực hiện 567 đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp, sản phẩm nghiên cứu khoa học ngày càng gắn kết chặt chẽ với thực tế sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Tiến sỹ Hoàng Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức

Cùng với các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập, nhiều cơ sở - giáo dục đào tạo ngoài công lập cũng có những đóng góp quan trọng đối với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại ngữ, tin học…

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 7.

 

Từ năm 2013 đến nay, các cơ sở giáo dục đào tạo trong tỉnh luôn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng; kết nạp được gần 1.300 đảng viên. Tỷ lệ đảng viên trong ngành chiếm 75% tổng số cán bộ, giáo viên. 100% cơ sở giáo dục công lập trong tỉnh đều có Đảng bộ, Chi bộ.

Các cơ sở giáo dục - đào tạo tích cực thực hiện Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020; chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030". Đưa bộ tài liệu "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường" vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục của tỉnh.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 8.

Sở Giáo dục và đào tạo đã phối hợp với các đơn vị, thường xuyên mở các lớp dạy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Hằng năm, tỉnh Thanh Hóa đã ký thỏa thuận hợp tác với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) về tăng cường đào tạo học sinh tỉnh Hủa Phăn tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã ký kết 21 biên bản ghi nhớ về hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài, thực hiện trao đổi giảng viên, sinh viên và hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 9.

 

10 năm, một chặng đường nhìn lại…

Hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Thanh Hóa đã đi qua nhiều khó khăn, vất vả để đạt được những thành tựu nổi bật. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến tâm huyết, nỗ lực không ngừng nghỉ của những người đã và đang công tác trong ngành giáo dục - đào tạo. Hàng trăm, hàng ngàn tấm gương người thầy, người cô, cán bộ, nhân viên, người lao động đã âm thầm hy sinh, cống hiến, truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò và cộng đồng xã hội. Để rồi, ngày hôm nay, từ vùng núi cao cho tới đồng bằng, ven biển, sự học vẫn đang phát triển không ngừng. Giáo dục vùng cao từng bước chuyển mình, bắt nhịp với giáo dục miền xuôi. Những trẻ em ở nơi xa xôi, hẻo lánh và khó khăn nhất cũng được tiếp cận với nền giáo dục nhân văn, nhân bản của đất nước, quê hương.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Thanh Hóa

Ngày hôm nay, xứ Thanh đang tiếp tục hành trình đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; qua đó tiếp tục khẳng định: sự học mãi là yếu tố căn cốt, vững bền trong xây dựng con người mới, tạo nguồn nhân lực đủ tâm, tài, chí, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hành trình 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Xứ Thanh - Ảnh 10.

 

An Thư
Mạnh Tuấn - Xuân Quang
Đức Anh
Minh Hương
Đưa nghị quyết vào cuộc sống ngày 20.7.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận