Hiện đại hóa công nghệ truyền thống trong các làng nghề
Hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng thủ công truyền thống trong các làng nghề ngày càng gia tăng. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong cách làm thủ công, nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm giảm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế cũng như sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
Với việc chủ động áp dụng các công nghệ hiện đại trong khâu chế tác, Công ty TNHH Jiny, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, đã số hóa các mẫu thiết kế sản phẩm hàng mỹ ký được thực hiện bằng công nghệ 3D trên máy tính. Với công nghệ này được áp dụng đã đem lại độ chính xác tuyệt đối cho các sản phẩm hàng mỹ ký từ khâu thiết kế trên phần mềm máy tính đến khi cho ra sản phẩm ngoài thực tế. Ngoài ra, công nghệ cắt Laser cũng được công ty sử dụng để tạo ra nhiều mặt hàng trang sức kim loại khác nhau như: dây chuyền, vòng tay, hoa tai. Ứng dụng công nghệ cắt Laser cho phép các sản phẩm được kiểm soát chính xác vị trí và hình dạng cắt, giảm lãng phí nguyên liệu và lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, công nghệ hàn Laser được công ty áp dụng tại các phân xưởng sản xuất đã đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất đồ trang sức, đặc biệt là trong quy trình chạm khắc các chi tiết hoa văn tinh xảo mà mắt thường không thể nhìn thấy được lên mọi thiết kế trang sức, nâng cao tính thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật của đồ trang sức. Mỗi năm công ty cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu sản phẩm.


Anh Triệu Quốc Huy, Bộ phận thiết kế, công ty TNHH Jiny, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Anh Triệu Quốc Huy, Bộ phận thiết kế, công ty TNHH Jiny, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mỗi mẫu sản phẩm đều phải qua công nghệ 3D; kỹ thuật viên phải tuân thủ các đk khi thiết kế mẫu, tạo khuôn, hình mẫu sản phẩm đa dạng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng".
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nghề rèn Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, từ nhỏ anh Phạm Văn Tiến đã có niềm đam mê đặc biệt với nghề rèn truyền thống mà cha ông để lại. Năm 2013, anh bắt đầu lập nghiệp và dành thời gian đi nhiều làng rèn ở các tỉnh, thành trong cả nước. Không chỉ học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, cách quản lý sản xuất kinh doanh mà còn cho anh có cơ hội để nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Sau gần chục năm vừa nghiên cứu, học hỏi, tích lũy nguồn vốn, năm 2022, anh Tiến đã quyết định thành lập Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài tại làng nghề rèn trên quê hương Tiến Lộc và đầu tư gần 1 tỷ đồng mua sắm máy plasma, máy đột dập, lò tôi cao tần, máy cắt tôn để sản xuất dao thép trắng không gỉ. Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường, sản phẩm dao thép trắng không gỉ đã thu hút người tiêu dùng, bởi dao vẫn giữ những nét truyền thống của làng rèn Tiến Lộc, song độ chống gỉ đạt tới 96%. Năm 2023, sản phẩm dao thép không gỉ XR Tấn Lộc Tài đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và được chứng nhận top 10 thương hiệu uy tín quốc gia.

Ngoài sản xuất các sản phẩm truyền thống, anh Tiến đã nhập khẩu nguyên liệu thép trắng không rỉ từ Nhật Bản về để sản xuất các loại dao, kéo... cung ứng ra thị trường, trung bình mỗi năm khoảng gần 900.000 bộ sản phẩm các loại. Hiện Công ty có gần 100 lao động với mức thu nhập từ 6 – 15 triệu đồng/người/tháng, thị trường phân phối ở 20 tỉnh, thành trên cả nước, đồng thời còn được xuất đi các nước như Lào, Campuchia... thông qua đại lý và các kênh bán hàng trên nền tảng số.

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đầu tư công nghệ giúp nâng cạnh tranh sản phẩm, phát triển thị trường tốt, năng suất lao động gấp 5 lần".
Làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, Thiệu Hóa đã phát triển từ lâu đời, gắn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như: trống đồng, tượng đồng, đồ thờ... Các sản phẩm của làng nghề rất bền đẹp, có họa tiết hoa văn đặc sắc, gây ấn tượng cho khách hàng trong nước và quốc tế. Với mong muốn phát triển làng nghề, nhiều nghệ nhân của làng đã luôn tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Hiện, trên địa bàn xã có 13 cơ sở làm nghề đúc đồng quy mô, tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho khoảng 400 lao động địa phương, đến nay, làng nghề đã có 5 sản phẩm OCOP 4 sao. Cùng với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, từng bước xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, khuyến khích các hộ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, giảm chi phí, nâng cao thu nhập và phát triển nghề đúc đồng truyền thống của địa phương như hộ gia đình anh Đặng Quốc Toàn, nhờ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, đến nay nhiều sản phẩm truyền thống của gia đình anh đã có chỗ đứng trên thị trường như sản phẩm trống đồng có đường kính 12cm, hàng năm gia đình anh xuất bán trên 2.000 sản phẩm đã mang lại thu nhập cho gia đình trên 10 tỷ đồng mỗi năm.

Anh Đặng Quốc Toàn, Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sản phẩm sản xuất ra luôn được người tiêu dùng đón nhận và đầu ra sản phẩm rất thuận lợi. Chính vì thế mà đã mang lại hiệu quả và thu nhập cho gia đình".

Ông Nguyễn Bá Châu, Nghệ nhân ưu tú xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Bá Châu, Nghệ nhân ưu tú xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: " Ứng dụng các khâu trong quy trình sản xuất làm bằng công nghệ thì đáp ứng được cho khách hàng cả mặt thời gian, cả mặt kỹ thuật, giảm thiểu công lao động".
Theo thống kê của Sở Công Thương, riêng trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 18 làng nghề và 53 làng nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt các tiêu chí. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất đã giúp cho nhiều hộ làm nghề tại các làng nghề trong tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động và đem lại nguồn thu nhập tăng cao.


Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.

Nhà mạng Việt Nam nâng băng thông, cải thiện tốc độ truy cập Internet
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng nâng cấp hạ tầng Internet mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tập trung mở rộng băng thông, cải thiện chất lượng đường truyền mà không tăng giá, tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế số.

Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 29 ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thanh Hóa hoàn thành thống kê đất đai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu về đất đai là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai để đảm bảo nguồn dữ liệu nhằm xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, công tác thống kê được xem là khâu quan trọng nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu chính xác, khách quan, đúng thực tế. Thanh Hóa đã hoàn thành việc thống kê đất đai từ năm 2023, đáp ứng tiến độ do Chính phủ đề ra.

Mối nguy với trẻ em từ màn hình thiết bị điện tử
Một nghiên cứu mới đây của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những trẻ em dành hơn 7 giờ mỗi ngày để ngồi trước màn hình thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động… có dấu hiệu mỏng vỏ não sớm bất thường.

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Sáng ngày 31/3, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và giao ban công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở quý 1/2025.

Ứng dụng điện thoại cảnh báo sớm động đất tại Việt Nam
Sau trận động đất mạnh tại Myanmar và Thái Lan gây ra nhiều thương vong, nhiều người Việt Nam muốn biết liệu có cách nào lường trước động đất để đề phòng ngay trên điện thoại hay không? Dưới đây là những ứng dụng mà người dùng có thể tham khảo. Ứng dụng này hiển thị thông tin chi tiết về động đất đang diễn ra ở khắp thế giới, bao gồm Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.