Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa: đoàn kết, nỗ lực, phát triển
Với tinh thần “đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hỗ trợ nhau trong phát triển”, những năm qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo việc làm cho lao động, tăng thu cho ngân sách địa phương, cùng với các cấp, các ngành thực hiện tốt các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá hiện có hơn 500 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Để xây dựng hội vững manh, hiệp hội Doanh nghiệp thành phố đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của hội, tạo sức lan toả thu hút hội viên. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại. Định kỳ hàng tháng, Hiệp hội đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, kết nối hội viên trong hiệp hội. Ngoài ra, Hiệp hội còn đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư với các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng trong và ngoài nước. Thông qua các hoạt động này không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, điều hành mà còn tạo cơ hội để mở rộng thị trường, khách hàng. Đến nay, Hiệp hội không chỉ thu hút hội viên trên địa bàn thành phố Thanh Hoá mà còn lan toả hoạt động, thu hút hội viên doanh nghiệp ở các huyện, thị xã trong tỉnh, một số đơn vị doanh nghiệp ở các tỉnh thành trong cả nước và cả nước ngoài.

Bà Lê Thị Trang, Giám đốc Hệ thống VLXD Xuân Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "70% hội viên đã trở thành khách hàng và giới thiệu nhiều đến gia đình, bạn bè và các đối tác khác đến sử dụng sản phẩm bên công ty chúng tôi. Nhờ chất lượng sản phẩm cùng việc kết nối sâu với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa, chúng tôi đã giữ vững doanh thu và tăng trưởng rất lớn từ năm 2020 đến nay".

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa cho biết: "Sau 5 năm hoạt động, Hiệp hội đã có sự tập hợp ở trên 500 hội viên và khẩu hiệu của Đại hội là "Kết nối giá trị - Hội tụ tinh hoa", chúng tôi đã làm được trong cả suốt nhiệm kỳ đó là việc kết nối lại cùng với nhau. Bước sang nhiệm kỳ 2, Ban chấp hành của chúng tôi sẽ tiếp tục tìm ra những chương trình, đường lối để mang lại giá trị về kinh tế cho doanh nhân hội viên và đồng hành với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền, cùng chung tay với các công tác an sinh xã hội của thành phố Thanh Hóa".

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 5.000 hội viên. Thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm, dòng vốn cho sản xuất bị ngưng trệ ở nhiều thời điểm, sự chồng chéo bất cập và thay đổi của một số các thông tư, nghị định... mà doanh nghiệp chưa kịp thích ứng. Cùng với sự quan tâm, đồng hành, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa cũng đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn, nỗ lực vươn lên, mạnh dạn khai thác các tiềm năng lợi thế của từng lĩnh vực để ổn định sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho hàng nghìn lao động với mức thu nhập cao so với bình quân chung. Các doanh nghiệp đã cơ bản đảm bảo quyền lợi, chính sách đối với người lao động như tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; nâng cao chất lượng, an toàn sản xuất - kinh doanh cho người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; bảo vệ môi trường. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cũng đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của hội viên để phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền xem xét, giải quyết. Từ đó, tăng thêm niềm tin và động lực để doanh nghiệp tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.


Ông Tống Văn Hùng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá
Ông Tống Văn Hùng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hiệp hội hiện có gần 500 doanh nghiệp trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh nhỏ lẻ, chúng tôi đã có nghị quyết ngay từ trong năm phải liên doanh liên kết để giao lưu hàng hoá, kết nối với các doanh nghiệp không chỉ trong mà ngoài nước để làm sao ổn định sản xuất".

Anh Lê Kỳ Tiến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Anh Lê Kỳ Tiến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian qua Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Bỉm Sơn đã tạo ra môi trường tốt cho các hội viên của mình, hỗ trợ hội viên tăng cường năng lực quản lý, năng lực lãnh đạo vận hành doanh nghiệp. Kết nối giao thương với các doanh nhân toàn tỉnh và toàn quốc tạo ra cơ hội cho các hội viên tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ các hội viên vượt qua khó khăn về tài chính, điều hành, kinh doanh, cùng nhau phát triển".
Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng cộng đồng doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp; xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động xóa đói giảm nghèo; phong trào đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; hoạt động nhân đạo, từ thiện…. Những kết quả và sự đóng góp tích cực của Hiệp hội đã được cấp uỷ chính quyền các địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang góp phần xây dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển. Đồng thời, thể hiện tốt vai trò "cầu nối" tin cậy giữa các cấp chính quyền với doanh nghiệp. Trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng còn không ít khó khăn thử thách. Tin tưởng rằng, cùng với sự đồng hành của chính quyền tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, xây dựng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh ngày càng lớn mạnh; các doanh nhân luôn giữ niềm tin, chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua sóng to, gió cả, vươn lên thành công và hội nhập - Vì xứ Thanh phát triển.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.