ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển rừng

(TTV) - Trong những năm qua, Quỹ hỗ trợ phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn, tham gia có hiệu quả vào công tác huy động nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Qua đó, kịp thời chi trả, hỗ trợ các chủ rừng và cộng đồng nhân dân tham gia tích cực vào công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng thay thế, góp phần to lớn vào việc đảm bảo an ninh rừng cũng như nâng cao tỉ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

31/05/2022 08:27

 

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng như: thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trong quá trình sản xuất hoặc các nhà máy phát thải khí CO2 phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Từ năm 2012 đến nay, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa đã tham mưu và trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với 30 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền thu  về đạt gần 125 tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng  góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. 

Để bảo đảm tiến độ và sự công khai minh bạch trong chi trả dịch vụ môi trường rừng, căn cứ vào nguồn thu, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh đã xây dựng, hoàn thiện đề cương dự toán; tập trung hoàn thành công tác xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng, bảo đảm đầy đủ thông tin về chủ rừng, diện tích rừng được chi trả theo từng xã; phối hợp giải quyết những kiến nghị và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng, cập nhật bổ sung thông tin sau giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng.

Hàng năm, công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm cho các chủ rừng: tổ chức, UBND xã, cộng đồng dân cư, hộ gia đình… được Ban quản lý Quỹ thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định của Nhà nước và có sự tham gia, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước như Chi cục kiểm lâm, các hạt kiểm lâm, UBND các huyện, xã và nhân dân. Việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng cũng được các chủ rừng thực hiện đúng quy định. Đặc biệt, đối việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của các cộng đồng dân cư đã được các thôn bản họp, lấy ý kiến thống nhất  của toàn thể người dân. Nội dung chi tập trung vào: chi trả công cho tổ tuần tra, bảo vệ rừng; chi cho việc chung của cộng đồng; dành một phần số tiền này để hình thành quỹ phát triển sinh kế, giúp cho các hộ dân có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế hộ, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nhiều cộng đồng đã sử dụng số tiền được chi trả để sửa chữa phòng học, nhà văn hoá thôn, mua sắm bàn ghế, loa đài, tu sửa kênh mương, đường xá, quy hoạch khu chăn nuôi trâu, bò tập trung hoặc sử dụng làm quỹ thôn để chi cho hội họp, tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng... Mặc dù nguồn thu này chưa lớn, song đã phần nào giải quyết những khó khăn cho cộng đồng khi thực hiện các công việc chung của thôn bản.

Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngoài nhiệm vụ phân bổ, chi trả trực tiếp cho các chủ rừng và nhân dân tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, còn được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trồng rừng thay thế. Hàng năm, Ban quản lý Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai đã tích cực phối hợp với Chi cục Kiểm lâm thành lập các đoàn công tác rà soát diện tích đất chưa có rừng tại các địa phương, đơn vị để thống nhất kế hoạch giao vốn trồng rừng thay thế; tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc kế hoạch trồng rừng hàng năm. Nhìn chung các Ban quản lý dự án cơ sở đã thực hiện tốt công tác trồng rừng thay thế, đảm bảo tiến độ, chất lượng rừng trồng, tỷ lệ cây sống cao.

Từ năm 2014 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt 250 phương án trồng rừng thay thế và ban hành 09 quyết định giao kế hoạch vốn trồng rừng thay thế cho các địa phương, đơn vị, với tổng số vốn đã phân bổ là 70.280 triệu đồng, để trồng 6.998,5 ha, trong đó  rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 1.184,0 ha, rừng sản xuất là 5.794,5 ha. Với kết quả nêu trên, tỉnh ta đã thực hiện đạt 213% so với kế hoạch trồng rừng thay thế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Trong 10 năm qua, hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian, đúng đối tượng và công khai, minh bạch, không chỉ tạo niềm tin cho các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng đóng góp cho Quỹ,  mà đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, Đến nay, toàn tỉnh có 398.198 ha trên tổng số 600.000 ha rừng có cung ứng dịch vụ môi trường, chiếm 61,4% diện tích rừng toàn tỉnh, tập trung tại 12 huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh. Tình hình an ninh rừng trên địa bàn lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục ổn định, không có tụ điểm, điểm nóng về vi phạm an ninh rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng cũng được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt, nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng góp phần hỗ trợ sinh kế, nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác quản lý bảo vệ rừng.

Những tác động nêu trên cho thấy, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai nói chung, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nói riêng trên địa bàn tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo dựng lòng tin, từ đó thúc đẩy người dân tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội tại các địa phương miền núi trong tỉnh. Những đồi núi trọc đang được hồi sinh, những cánh rừng nguyên sinh được gìn giữ , kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đang công tác tại Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.

Qua 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với hoạt động quản lý Quỹ, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hoá đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi tỉnh Thanh Hoá./.

Mai Ngọc- Quan Hòa/Phóng sự chuyên đề ngày 24.5


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trao quà cho ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao quà cho ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

23:00 , 22/05/2025

Sáng ngày 22/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ Thành phố Hà Nội tặng quà cho các hộ ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.

Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Chỉ thị 22

Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Chỉ thị 22

20:04 , 22/05/2025

Chiều ngày 22/5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá tiếp nhận kinh phí từ các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.

Dồi dào nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025

Dồi dào nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025

20:00 , 22/05/2025

Sau khi bán hết 280 căn hộ ở đợt 1, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở bán đợt 2 với 576 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa. Dự án này nằm trong tổng số hơn 2.800 căn hộ sẽ được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy nhiều người dân vì nóng lòng đã tìm đến các sàn môi giới bất động sản bên ngoài, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ, việc mua bán nhà ở xã hội chỉ được thực hiện trực tiếp với chủ đầu tư hoặc qua đơn vị được ủy quyền. Vậy người dân cần lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình? Phóng sự dưới đây sẽ phản ánh cụ thể.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các chợ

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các chợ

18:05 , 22/05/2025

Hàng ngày, lượng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển về Thành phố Thanh Hóa khá lớn. Do vậy, nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm cao. Ngành nông nghiệp thành phố Thanh Hóa đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh tại các chợ kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm, góp phần ngăn ngừa dịch bệnh trên người và động vật có thể lây lan.

Hoằng Hoá: Tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến

Hoằng Hoá: Tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến

18:05 , 22/05/2025

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Trường đã phối hợp với các phòng, ngành, đơn vị chức năng, tổ chức tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến phía trước Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo năm 2025

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo năm 2025

16:32 , 22/05/2025

Sáng 22/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ huy Bộ bội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Dự báo từ đêm 24 ngày 25/5, khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to

Dự báo từ đêm 24 ngày 25/5, khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to

15:40 , 22/05/2025

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, dự báo đêm 24 ngày 25/5 khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20 - 50 mm, có nơi trên 50mm. Từ đêm 25 đến ngày 27/5, ở khu vực Thanh Hoá tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.

Cảnh báo dông, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo dông, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa

14:29 , 22/05/2025

Thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh cho biết: qua theo dõi ảnh radar thời tiết lúc 13h40' cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở huyện Mường Lát, Thường Xuân, vùng biên giới Thanh Hóa - Lào, vùng giáp ranh Thanh Hoá - Nghệ An. Vùng mây đối lưu này có xu hướng di chuyển theo hướng Đông bắc.

Khuyến cáo ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Khuyến cáo ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

09:22 , 22/05/2025

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cho nhân dân như sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ứng dụng công nghệ thông tin lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013

08:48 , 22/05/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Để công tác này đạt kết quả cao nhất, các địa phương, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân.