Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi dưới tán rừng
Trong những năm vừa qua, huyện Thạch Thành đã phát huy được lợi thế, đẩy mạnh khai thác tiềm năng dưới tán rừng để phát triển chăn nuôi. Đến nay, nhiều mô hình đã phát huy được hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi dưới tán rừng
Gia đình bà Nguyễn Thị Dung ở khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành có 21 ha rừng sản xuất, trong đó có 12 ha trồng cây mắc ca và 9 ha trồng cây ăn quả. Ngoài thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ mắc ca và cây ăn quả, gia đình bà còn tận dụng tán cây để phát triển chăn nuôi ong, gà và chăn nuôi lợn.

Đến nay, gia đình bà đã phát triển được hàng trăm đàn ong, mỗi năm thu hoạch hơn 1 tấn mật, cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Dung, Khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành
Bà Nguyễn Thị Dung, Khu phố 1, Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành cho biết: "Gia đình tôi thấy chăn nuôi dưới tán cây rừng rất có hiệu quả. Nhất là nuôi ong đã tận dụng được cây tự nhiên, nhất là hoa mắc ca đem lại giá trị kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần các loại mật ong khác".
Xã Thành Long, huyện Thạch Thành có gần 3.000 ha rừng. Hiện nay có hơn 50 hộ dân trong xã đang phát triển mô hình nuôi dê dưới tán rừng, với tổng đàn dê trên 1.000 con.

Ngoài ra còn có hàng trăm hộ nuôi bò, nuôi gà và ong mật dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phấn nâng cao thu nhập và đời sống:

Ông Phạm Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Long, huyện Thạch Thành
Ông Phạm Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Long, huyện Thạch Thành cho biết: "Chúng tôi đã tận dụng được tiềm năng để nâng cao đời sống người dân. Đối với xã chúng tôi đây là hướng đi rất phù hợp trong phát triển kinh tế"
Từ cách đây gần 10 năm, huyện Thạch Thành đã xây dựng, ban hành Đề án phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, với các giải pháp và cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp nhằm khai thác, phát huy tốt lợi thế sẵn có, khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng và từng bước nhân rộng các mô hình chăn nuôi dưới tán rừng; từ đó tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi đa dạng, có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Đây là một trong những hướng phát triển kinh tế hiệu quả, giúp người dân có nguồn sinh kế ổn định từ rừng, từ đó yên tâm tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Thời gian tới, huyện Thạch Thành đang tiếp tục lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi phù hợp đặc tính sinh thái của loài, nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi dưới tán rừng hiệu quả. Đồng thời, huyện đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra, đánh giá cụ thể, khoa học về thực trạng phân bố các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu giá trị cao dưới tán rừng để đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.