Hiệu quả mô hình camera giám sát an ninh
Tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông là xu hướng đang được đẩy mạnh hiện nay nhằm tối ưu hóa các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông. Trong đó, điển hình là việc lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh. Qua thực tế, mô hình camera giám sát an ninh đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh ứng dụng, bước đầu đem lại hiệu ứng tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tại Trung tâm thông tin chỉ huy, Công an tỉnh Thanh Hóa hiện đang quản lý dữ liệu của gần 200 camera trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn. Hệ thống ứng dụng phần mềm nhận dạng biển số xe để quản lý phương tiện và phát hiện các lỗi vi phạm giao thông với độ chính xác cao, kể cả ban đêm. Và hình thức phạt nguội thông qua hệ thống camera giám sát là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức người dân, qua đó giải quyết được các điểm nóng hay xung đột về giao thông và giảm tai nạn giao thông hiệu quả.
Còn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, không cần trực tiếp có mặt tại hiện trường, lực lượng Cảnh sát giao thông vẫn có thể phát hiện và lập biên bản xử lý nhiều trường hợp vi phạm giao thông qua hệ thống camera. Việc lắp đặt hệ thống camera đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, giảm bớt sự có mặt thường xuyên của lực lượng cảnh sát giao thông trên đường nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tình hình trật tự an toàn giao thông. Đến nay, đã có hàng nghìn camera của cơ quan chức năng cũng như của người dân được ứng dụng ghi hình và lưu trữ dữ liệu, làm căn cứ để xử lý vi phạm giao thông, đảm bảo đúng người, đúng lỗi.
Điển hình như vào khoảng 17h50 phút, ngày 12/7/2023, tại Km 3+100 đường nối Thành Phố Thanh Hóa đi sân bay Sao Vàng Thọ Xuân thuộc thôn Văn Trung, xã Đông Văn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra vụ va chạm giao thông giữa xe ô tô tải trộn bê tông biển kiểm soát 36C 23635 và xe mô tô biển kiểm soát 36B8 68949. Sau khi va chạm xảy ra, thông qua hình ảnh hỗ trợ được trích xuất từ camera đã giúp lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Đông Sơn điều tra, xử lý vụ việc 1 cách khách quan, chính xác.
Trung tá Nguyễn Văn Huy, Đội Phó Đội cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chẳng hạn như 1 số vụ việc xảy ra vào thời điểm ban đêm, buổi trưa, lưu lượng người tham gia giao thông ít, 1 số vụ đối tượng bỏ chạy. Qua xác minh được thời gian, địa điểm, chúng tôi trích xuất thông qua hệ thống camera của đơn vị và truy tìm được đối tượng bỏ chạy và xử lý theo quy định của pháp luật".
Đông Sơn là 1 trong những địa phương đi đầu trong việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Từ năm 2018 đến nay, huyện Đông Sơn đã lắp đặt được 44 mắt camera giám sát tại nơi công cộng, toàn bộ hệ thống camera giám sát an ninh đều được truyền trực tiếp qua máy chủ đặt tại Công an huyện. Các mắt Camera được bố trí lắp đặt tại các ngã 3, ngã tư, trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm, khu vực dân cư đông đúc, giao thông phức tạp. Từ khi có hệ thống camera giám sát đã hỗ trợ lực lượng công an trong công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, điều tra khám phá các vụ án, vụ việc.
Thượng tá Hoàng Văn Thanh, Phó trưởng Công an huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Qúa trình thực tiễn chúng tôi thấy rằng, việc xây dựng mô hình camera giám sát an ninh đó là quá trình ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đảm bảo an ninh trật tự. Thông qua hệ thống Camera, giúp lực lượng Công an giám sát 24/24h với hình ảnh khách quan, trung thực, chính xác. Qua hệ thống, chúng tôi thấy tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, giúp lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa đấu tranh, phòng chống tội phạm".
Cùng với hệ thống camera giám sát an ninh của huyện, trên địa bàn huyện Đông Sơn đã có 9/14 xã, thị trấn lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, góp phần phòng ngừa,phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn kịp thời với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Đông Tiến huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi lắp đặt được 14 cụm với 34 mắt. Sau khi lắp đặt tình hình an ninh trật tự ổn định, ví dụ trích xuất camera gia để tìm ra các vụ mất trộm trên địa bàn. Trong giai đoạn 2, khi các tuyến đường mở rộng, chúng tôi tiếp tục lắp đặt 20 mắt camera đồng thời vận động các hộ gia đình lắp đặt tiếp hệ thống camera để đảm bảo an ninh trật tự địa bàn".
Trung tá Nguyễn Hùng Cường, Trưởng công an xã Đông Minh huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tăng cường mô hình này thường xuyên có một đồng chí túc trực tại phòng điều khiển camera an ninh để thường xuyên theo dõi các hành vi vi phạm pháp luật và để phát hiện, báo cáo đề xuất chỉ huy, Công an cấp trên giải quyết ngay các tình huống xảy ra trên địa bàn. Từ hệ thống camera đã phát hiện truy vết các đối tượng trộm cắp. Trên địa bàn 100% vụ trộm cắp được phát hiện và xử lý".
Xác định tầm quan trọng của việc lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trong bảo vệ tài sản, hàng nghìn doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh. Từ những camera có sẵn của các hộ dân, các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đã tạo thành một hệ thống rộng khắp, khi có vụ, việc về an ninh, trật tự, lực lượng chức năng có thể liên hệ để trích xuất hình ảnh, phục vụ cho công tác truy xét, truy bắt đối tượng gây án, xử lý chính xác các vụ việc về an ninh trật tự, an toàn giao thông, kịp thời ngăn chặn đối tượng phạm tội đang diễn ra, thông qua các hình ảnh trực tiếp ghi nhận được.
Trung tá Vũ Thị Lan, Trưởng công an Thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ hiệu quả mô hình camera, lực lượng Công an đã phát động Nhân dân lắp đặt hệ thống camera giám sát ở các hộ gia đình, qua đó hỗ trợ lực lượng công an trong quá trình điều tra, xác minh các vụ việc".
Ông Lê Văn Thành, Thôn Triệu Xá 1, xã Đông Tiến huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mặc dù đây không phải là điểm nóng, nhưng nhà gần đường, kinh doanh, cho nên hệ thống camea ra là công cụ đắc lực không khác như người bảo vệ. Thứ 2, là nó có hệ thống lưu trữ, không may xảy ra trộm cắp, tai nạn giao thông, tạo điều kiện điều tra, phát hiện ra những người gây ra tai nạn, tội phạm".
Cùng với việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, việc lắp đặt hệ thống Camera đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Bởi trên thực tế, những nơi lắp đặt camera, người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành nghiêm các quy định. Việc lắp đặt camera giám sát đã làm cho các đối tượng hình sự, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp vặt... bị tác động tâm lý. Từ đó không dám manh động hoặc từ bỏ hành vi vi phạm pháp luật. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống camera giám sát an ninh, cấp ủy, chính quyền, lực lượng Công an cần phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo tín hiệu, đường truyền thông suốt.
Trung tá Trương Văn Quỳnh, Phó Trưởng Công an huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, Như Thanh đã có 14 đơn vị đã có mô hình, trong tháng 8, 3 đơn vị còn lại sẽ hoàn thiện mô hình camera. Hiệu quả mô hình cammera an ninh cao nhất, đó là ý thức bà con Nhân dân trong chấp hành pháp luật được nâng lên. Nó cũng tác động đến tâm lí của tội phạm, không manh động. Để nâng cao hiệu quả mô hình camera với an ninh trật tự, Công an là cơ quan tham mưu trực tiếp quản lý mô hình này, việc duy trì bào dưỡng hệ thống rất là quan trọng. Vì camera được lắp đặt ngoài trời, do điều kiện thời tiết, bị ảnh hưởng lớn, chúng tôi thường xuyên kiểm tra, phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, thường xuyên bảo dưỡng, phát quang, không để các mắt camera bị che chắn, để mô hình không bị gián đoạn".
Có thể thấy rằng, trong thời đại 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông là xu hướng tất yếu. Mô hình "Camera với an ninh trật tự" là minh chứng hiệu quả của việc sử dụng khoa học công nghệ hỗ trợ lực lượng công an trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Thấy rõ hiệu quả từ mô hình, trong thời gian tới, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nhân rộng mô hình "Camera với an ninh trật tự", góp phần chuyển hóa các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội để Nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.