Hiệu quả mô hình tiết kiệm năng lượng ở Thanh Hóa
Sử dụng hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn Led hay pin năng lượng mặt trời vào hệ thống điện chiếu sáng công cộng đã và đang được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Do đó, những năm gần đây, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các dự án phục vụ chiếu sáng công cộng. Các dự án này đi vào hoạt động không những đáp ứng nhu cầu chiếu sáng công cộng vào ban đêm mà còn tạo ra mô hình chiếu sáng kiểu mẫu ứng dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.
Dự án sử dụng pin năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng công cộng tại xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa, triển khai từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022 được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với số lượng cột đèn sử dụng pin năng lượng mặt trời của toàn tuyến là 27 cột. Mỗi cột đèn được thiết kế chiều cao 11m, với 2 tấm pin công suất 120W, công suất mỗi đèn là 120W. Hệ thống chiếu sáng được hoạt động theo cơ chế, trong những ngày nắng, sau thời gian 6-7 tiếng có thể sạc đầy ắc quy, cấp điện chiếu sáng từ 5 đến 6 ngày. Với bộ vi mạch điều khiển tự động và thiết bị cảm ứng ánh sáng, khi hết năng lượng trong ắc quy, hệ thống sẽ tự động chuyển sang điện lưới và tự động bật đèn khi trời tối. Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời vào chiếu sáng, với thời gian thắp sáng từ 18h đến 5h sáng hàng ngày đã giúp tiết kiệm được lượng điện khá lớn, trung bình 1 cột giúp tiết kiệm khoảng 900kwh/năm, tiết giảm lượng CO2 so với điện lưới khoảng 585,7 kg CO2/năm.
Xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương cũng là một trong nhiều địa phương được hưởng lợi từ Dự án sử dụng pin năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng công cộng do Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện. Theo đó, hơn 1 km trục đường trung tâm của xã đã được Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa triển khai lắp đặt 24 cột đèn chiếu sáng sử dụng pin năng lượng mặt trời. Vào ban ngày, ánh sáng mặt trời được hấp thụ chuyển hóa thành điện tích vào ắc quy, dùng chiếu sáng vào ban đêm. Hệ thống cột đèn sử dụng pin năng lượng mặt trời được lắp đặt và đưa vào sử dụng đã giúp địa phương tiết kiệm đến 90% năng lượng so với sử dụng đèn chiếu sáng thông thường.
Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, thời gian gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Tiên Trang huyện Quảng Xương cũng đã thực hiện xã hội hóa, vận động Nhân dân, đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng bằng pin năng lượng mặt trời trên các tuyến đường khu dân cư. Đến nay, trên địa bàn xã có 2 thôn đã lắp đặt hệ thống chiếu sáng pin năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, chính quyền xã Tiên Trang khuyến khích các hộ dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.
Theo tính toán của Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa, với lượng cột đèn sử dụng pin năng lượng mặt trời kết hợp với điện lưới, mỗi năm giúp tiết kiệm được 345.600kwh điện và tiết giảm 224.908 kg CO2. Ngoài hệ thống điện chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời, từ nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn Led tiết kiệm điện cho các địa phương. Đến nay, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã được sử dụng đèn tiết kiệm điện. Các dự án được triển khai không những giúp tiết kiệm được 90% nguồn điện so với hệ thống sử dụng điện lưới trước kia, mà còn có chất lượng sử dụng tốt, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa đã gặp không ít những khó khăn như: Một số người dân chưa có ý thức được hiệu quả của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng; nhận thức của một số doanh nghiệp chưa cao trong việc kiểm toán và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Ngoài ra, nguồn kinh phí hàng năm của Trung ương đến địa phương dành cho Chương trình còn rất hạn chế, nhất là các dự án năng lượng tái tạo cần kinh phí lớn để có thể triển khai thực hiện.
Để các dự án về tiết kiệm năng lượng được triển khai có quy mô lớn hơn nữa, đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa rất cần sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa bố trí thêm nguồn kinh phí và nhân lực để trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện, nhân rộng mô hình.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.