Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá là đơn vị được chọn để triển khai thí điểm Dự án "Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước" do Tổ chức GRET triển khai từ tháng 1/2021. Với mục tiêu hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân, nhất là phụ nữ, dự án đã hỗ trợ thành lập nhóm phụ nữ hợp tác phát triển du lịch; thành lập đội xe lai; tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cộng đồng; kỹ năng truyền thông, giới thiệu dịch vụ du lịch trên mạng xã hội… từ đó giúp người dân nâng cải thiện cuộc sống, tăng thêm thu nhập.

Chị Lò Thị Tùi, Thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Từ khi thành lập nhóm phụ nữ phát triển du lịch, tôi thấy nhóm của mình hoạt động rất hiệu quả, ví dụ nhóm xe lai thực hiện rất là tốt, các nhà nghỉ homestay gọn gàng, sạch sẽ, khách đến với Bản ngày càng đông."
Ngoài thôn Kho Mường, dự án "Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước" được triển khai tại 31 thôn vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 5 xã của huyện, với khoảng 6.770 phụ nữ dân tộc Thái và Mường được thụ hưởng. Bên cạnh việc quan tâm tài trợ, xây dựng các mô hình kinh tế, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, dự án còn hướng đến mục tiêu thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, phòng chống biến đổi khí hậu.


Bà Lò Thị Dưng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Bà Lò Thị Dưng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiệu quả rõ rệt nhất mà dự án mang lại từ khi địa phương được tiếp nhận đó là phát triển kinh tế được tăng lên, bà con nhân dân cũng có ý thức bảo vệ môi trường hơn, ngoài ra chị em nâng cao được rất nhiều kỹ năng, từ kỹ năng bán hàng, kỹ năng tiếp khách, phục vụ các dịch vụ khi du khách về với địa phương".

Ông Nguyễn Kim Trọng, Cán bộ dự án của Tổ chức GRET tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Kim Trọng, Cán bộ dự án của Tổ chức GRET tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Triển khai thực hiện dự án, tôi thấy hiện nay các nhóm của dự án đã đạt được các kết quả như mong muốn. Trong thời gian tới, dự án đang tiếp tục hoàn thiện nốt chương trình đào tạo cho chị em để nâng cao năng lực làm du lịch. Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm và phát triển các dịch vụ du lịch mới để giúp chị em, giúp các nhóm tạo được những dịch vụ mới, nhằm nâng cao thu nhập từ du lịch".
Tính đến hết năm 2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 56 tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động và thực hiện 151 chương trình, dự án viện trợ tại tỉnh Thanh Hóa, giá trị giải ngân ước đạt khoảng 221,6 triệu USD. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2022-2027, trên địa bàn đã vận động được nguồn vốn cam kết viện trợ đạt khoảng 9,64 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, các chương trình, dự án viện trợ tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế; bảo vệ môi trường, phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết các vấn đề xã hội... Đây là những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên, được tỉnh đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người được hưởng lợi, nhất là các đối tượng yếu thế, khó khăn trong xã hội, mà các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chương trình mục tiêu, giảm nghèo chưa vươn tới được và có sự hỗ trợ khẩn cấp, kịp thời. Đáng chú ý là các chương trình dự án, hỗ trợ đầu tư của các tổ chức phi chính phủ đều có sự phối hợp kịp thời trong công tác quản lý hoạt động, quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài một cách hiệu quả. Nhờ đó, các nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.


Ông Quách Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Quách Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với Xã Thanh Tân là đơn vị khó khăn, được sự quan tâm của tổ chức tầm nhìn thế giới chúng tôi thấy hết sức hiệu quả, thứ nhất là được sự lựa chọn của bà con nhân dân trên địa bàn trong việc lựa chọn chương trình đầu tư như lợn gà, dê sinh sản…hỗ trợ bê tông trong xây dựng nông thôn mới, đây cũng chính là hỗ trợ rất bổ ích cho người dân. Đây là khẳng định nguồn sinh kế của bà con nhân dân, tao động lực để bà con phát triển".
Với mục tiêu tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thúc đẩy quan hệ của tỉnh với các nước và địa phương trên thế giới, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân về ý nghĩa của việc tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đến kiểm tra và làm việc tại các đơn vị tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để nắm bắt, trao đổi thông tin, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại các địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.