Hiệu quả nuôi tôm an toàn sinh học
(TTV) - Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học, đem lại hiệu quả rõ rệt. Đây được xem là hướng đi bền vững cho ngành thủy sản của tỉnh, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn, không còn tồn dư hóa chất, chất kháng sinh.
![]() |
Với diện tích hơn 4.000m2 ao nuôi tôm công nghiệp, thay vì sử dụng các loại kháng sinh không rõ nguồn gốc như trước đây, ông Lê Hữu Hoành đã sử dụng men vi sinh (EM) để xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước. Đồng thời, ông sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn cho tôm để nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi. Nhờ nuôi tôm an toàn sinh học nên tỷ lệ tôm sống được nâng cao rõ rệt, không xảy ra dịch bệnh, giúp người nuôi tôm giảm chi phí đầu vào. Ngay lứa đầu của vụ nuôi tôm xuân hè năm 2022, ông Hoành đã thu hoạch được 7 tấn tôm, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng, sau khi trừ chí còn lãi 700 triệu đồng. Ông Lê Hữu Hoành, trại nuôi tôm xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa cho biết thêm trong quá trình nuôi, gia đình chỉ lấy thức ăn ở nơi uy tín, về bổ sung thêm men tiêu hóa để cho con tôm phát triển mạnh.
![]() |
Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 4.300 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 500 ha, còn lại là nuôi tôm sú xen ghép các đối tượng tôm, cua và cá. Trong quá trình nuôi, nhiều hộ vẫn lạm dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn và thuốc chữa bệnh. Do đó, dẫn đến hệ lụy là con tôm còi cọc, chậm lớn, đẩy giá thành lên cao và dư lượng kháng sinh tồn đọng lại trong tôm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.
Trước tình trạng đó, ngành nông nghiệp phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh để nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, VietGap. Đến nay, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh đã sử dụng men vi sinh, các loại chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh. Nhờ đó, hạn chế tối đa dịch bệnh, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
![]() |
Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nhân dân cũng nhận thức rõ được vai trò của việc nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là con tôm. Các hộ dân đã chủ động, trực tiếp liên hệ hoặc đến trực tiếp hội nông dân để liên hệ mua chế phẩm sinh học về phòng và chữa bệnh cho tôm. Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cũng khuyến cáo bà con cần hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, trong đó một số kháng sinh Bộ Nông nghiệp đã cấm không được phép lưu hành trong danh mục thì bà con không được phép sử dụng.
![]() |
Để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục quy hoạch, hình thành các vùng nuôi tôm tập trung thâm canh. Ngành nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGap./.
Lan Hương – Quốc An – Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 19.6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.