Hiệu quả trồng rừng sản xuất bằng giống keo lai nuôi cấy mô
Với những điểm vượt trội như cây chắc, năng suất, chất lượng gỗ cao, sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, mô hình trồng rừng bằng keo lai nuôi cấy mô tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc bước đầu khẳng định được hiệu quả, mở ra triển vọng mới cho người dân về đầu tư thâm canh rừng sản xuất, đáp ứng yêu cầu chế biến lâm sản, nhất là hàng hóa xuất khẩu.
Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn Minh Liên xã Minh Sơn huyện Ngọc Lặc trồng trên 5 ha keo lai bằng giống nuôi cấy mô dòng AH1. Đến nay, sau hơn 3 năm, keo có đường kính trung bình 15 cm, chiều cao cây 16 mét. Trữ lượng rừng đạt khoảng 150m3. Trong khi đó, so với diện tích rừng sử dụng giống keo tai tượng hạt được gia đình ông trồng từ năm 2017, thì đến nay, trữ lượng gỗ chỉ đạt 115m3/1 ha.

Với diện tích keo lai nuôi cấy mô này, gia đình ông Thắng đang thu tỉa lần 1 và đến năm thứ 7 mới khai thác.

Ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Minh Liên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Minh Liên, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết, so với cây keo hạt, keo thường, cây keo lai phát triển tốt hơn. Để tiếp tục phát triển kinh tế địa phương, đề nghị các ban ngành, các nhà khoa học nhân rộng mô hình trồng cây keo lai để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng.
Thực hiện Dự án "Nghiên cứu, trồng sản xuất thử một số giống cây nuôi cấy mô phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp Thanh Hóa", năm 2019, Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng mô hình trồng keo lai nuôi cấy mô tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc với tổng diện tích 100 ha. Dự án thực hiện trồng thử nghiệm 5 loại giống keo lai nuôi cấy mô, gồm: AH1, BV 32, BV 10 và BV16. Mỗi giống 20 ha, đồng thời, có diện tích đối chứng để so sánh. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ giống, phân bón, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, trong số 5 giống keo được trồng thử nghiệm, thì hai giống keo lai mô AH1 và BV32 thể hiện ưu điểm vượt trội, có độ sinh trưởng, phát triển và trữ lượng rừng tốt nhất. Dự kiến, đến năm thứ 7 sẽ cho thu hoạch, trữ lượng rừng có thể đạt trung bình 330 m3/1 ha, tăng 68% so với keo tai tượng nội hoặc keo Úc trồng hạt. Giống keo mô AH1 còn có ưu điểm là dễ bóc vỏ, tỷ lệ gỗ xẻ đạt tới 80%, trong khi với keo trồng bằng hạt, tỷ lệ gỗ xẻ chỉ đạt 60%.

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng-Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng-Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết, việc ứng dụng khoa học kỹ thuât để sản xuất giống mô và đưa những giống mô tốt cùng với vấn đề thâm canh rừng mang lại lợi nhuận cao, tăng giá trị kinh tế cho người dân, thay đối thị trường, chuyển từ chế biến dăm gỗ sang gỗ xuất khẩu.
Hiện nay, cơ cấu giống trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ lực là cây keo. Tuy nhiên, việc sử dụng keo nuôi cấy mô cho diện tích trồng mới rừng sản xuất hàng năm còn hạn chế, năm 2023 chỉ đạt 18%. Thông qua mô hình, người dân các địa phương có cơ sở lựa chọn nguồn giống phù hợp để phát triển kinh tế rừng, thay đổi cách làm, phương thức canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU
Ủy ban châu Âu vừa công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp".

Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh
Từ ngày 1/6, 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.