rừng
Phát triển rừng gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Thanh Hóa có 94.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.000 ha trồng cây dược liệu dưới tán rừng, với khoảng 1.000 loại. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu trên đất trồng cây hàng năm. Các loại cây dược liệu chủ yếu trồng tập trung tại các huyện miền núi của tỉnh.
Các lực lượng tăng cường bảo vệ rừng khu vực biên giới
Thanh Hoá có 115 ha rừng khu vực giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Lực lượng Bộ đội, bộ đội Biên phòng và Kiểm lâm đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản qua biên giới, nhất là trong dịp cuối năm.
Cả nước phấn đấu đến năm 2030 có 1 triệu ha rừng đạt chứng chỉ bền vững
Trong bối cảnh Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu được yêu cầu thực hiện vào đầu năm 2026, các doanh nghiệp trồng rừng và chế biến gỗ nước ta đang đầu tư mạnh vào các chứng chỉ quản lý rừng bền vững để vượt qua các yêu cầu khắt khe của các thị trường.
Thanh Hóa có trên 28.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
Nhằm năng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tăng cường quản lý rừng bền vững, những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng tập trung nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.
Quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống buôn lậu lâm sản dịp cuối năm
Những tháng cuối năm là thời điểm các đối tượng thường lợi dụng sơ hở để khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, việc xâm lấn rừng và khai thác rừng cũng diễn biến phức tạp hơn. Thời điểm này, công tác tuần tra, phòng chống buôn lậu lâm sản, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng luôn được lực lượng kiểm lâm đặt lên hàng đầu.
Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
9,5 tỷ đồng vốn vay chương trình trồng rừng
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã triển khai dự án phát triển ngành lâm nghiệp nhằm giúp những hộ gia đình ở các khu vực miền núi vay vốn để trồng rừng. Nguồn vốn vay đã góp phần giúp phủ kín hàng chục nghìn ha rừng trồng sản xuất.
Thâm canh, phục tráng 44.220 ha rừng luồng, vầu
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 75.000 ha rừng luồng, vầu, mỗi năm cung cấp khoảng 1,6 triệu tấn nguyên liệu phục vụ ngành lâm sản chế biến, xuất khẩu.
Thanh Hóa phát triển ổn định 56.000 ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn
Đến tháng 8 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 56.000 ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Các loại cây trồng chủ yếu là lim xanh, lát hoa, keo tai tượng úc, trẩu, xoan ta đã và đang được chăm sóc, bảo vệ, phát triển tốt. Nhiều hộ dân đã đầu tư xây dựng mô hình trang trại trồng rừng thâm canh gỗ lớn và kết hợp cây ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao.
Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng từ ngày 07/8 - 11/8/2024
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 07/8- 11/8/2024, thời tiết trên địa bàn các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn và thành phố Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng dự báo cấp III (Cấp cao), cụ thể như sau:
1.350 ha rừng được trồng bằng cây nuôi cấy mô
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa thực hiện mục tiêu trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha trồng bằng cây nuôi cấy mô.
Chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng từ cục Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 04/7 đến 06/7/2024, thời tiết trên địa bàn các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn và thành phố Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Dự báo cháy rừng cấp 3.
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Trong những ngày vừa qua, tình trạng nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiệt độ có nơi trên 42 độ C đã khiến cháy rừng liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương. Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Công điện về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.