Hiệu quả từ phiên giải trình về công tác thi hành án
Để khắc phục tình trạng lượng án tồn đọng lớn, nhất là những việc mà cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện đầy đủ thủ tục, và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định để tổ chức thi hành trong nhiều năm, nhưng không có kết quả, tháng 11/2022, Thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức phiên giải trình nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ công tác này. Sau gần một năm thực hiện Kết luận của số 618 ngày 11/11/2022 của Thường trực HĐND tỉnh, công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Bản án số 02 ngày 4/11/2000 của Toà án Nhân dân thị xã Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn) đã kéo dài gần 23 năm. Số tiền gốc và lãi mà người thi hành án phải trả cho ngân hàng đến nay đã lên tới trên 53 triệu đồng. Người phải thi hành án cũng đã chết gần 20 năm, trong khi đó, vợ của người phải thi hành án có hoàn cảnh khó khăn, không có tài sản đảm bảo thi hành án. Để giải quyết dứt điểm vụ việc kéo dài nhiều năm, chấp hành viên đã kiên trì động viên gia đình thu xếp nộp một phần số tiền thi hành án; đồng thời phối hợp với ngân hàng công thương - Chi nhánh Sầm Sơn xem xét tạo điều kiện miễn toàn bộ số tiền còn lại cho gia đình và hoàn thành việc thi hành án đối với vụ việc.
Việc thi hành án đối với các vụ việc liên quan đến tàu cá đóng mới theo nghị định 67 ở tỉnh Thanh Hoá cũng từng khá nhức nhối với 29 con tàu và 33 vụ việc. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng, tỉnh Thanh Hoá đã bán đấu giá thành công cả 29 tàu cho những người có đủ điều kiện cải hoán, sửa chữa để tiếp tục đánh bắt, thu tiền nợ về cho ngân hàng 69 tỷ đồng.
Ông Tào Văn Trung, Phó Chi cục trưởng Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc, Chi cục trưởng Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc đã phối hợp với các cơ quan hữu quan, cảng cá và các đơn vị động viên thuyết phục chủ tàu lai dắt về nơi neo đậu, đồng thời vận động thuyết phục chủ tàu tiến hành kê biên tài sản, thuê đơn vị đủ điều kiện trông coi tài sản đảm bảo an toàn cho tàu trong quá trình xử lý tài sản.
Theo Kết luận số 618 của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa, sau phiên giải trình, Cơ quan thi hành án dân sự 2 cấp phải đẩy nhanh tiến độ thi hành án đối với 1.040 vụ việc tồn đọng kéo dài, nhất là các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng và thu hồi cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, Cơ quan thi hành án hai cấp đã tập trung cao để giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, còn tồn đọng kéo dài có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đến nay, cơ quan thi hành án dân sự 2 cấp đã thi hành xong gần 500 việc, còn trên 500 việc đang tiếp tục rà soát và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.
Ông Lê Bá Ngàn, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá
Thực hiện kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau phiên giải trình, công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ các vụ việc đã thi hành xong ngày càng tăng lên. Một số vụ việc tồn đọng, kéo dài, khó thi hành được tích cực giải quyết và thi hành dứt điểm. Cùng với đó công tác phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác thi hành án dân sự được tăng cường. Các vụ việc giải quyết về cơ bản bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng nhanh và bền vững.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.