Phiên giải trình về công tác thi hành án - một lựa chọn đúng và trúng
Trong những năm qua, số vụ việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong ở Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá vẫn còn nhiều. Lượng án tồn đọng lớn, nhất là những việc mà cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để tổ chức thi hành trong nhiều năm, nhưng không có kết quả. Từ thực tế trên, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức phiên giải trình nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh.
Từ 1/1/2017 – 30/6/2022, số vục việc phải thi hành án là gần 113.400 việc với gần 11.000 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2022, cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 71.333 việc với gần 1.600 tỷ đồng, chưa thi hành xong trên 3.900 việc với 877 tỷ đồng, chưa có điều kiện thi hành là 4.722 việc với 1.547 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vẫn còn 127 vụ án tham nhũng có điều kiện nhưng chưa giải quyết xong. Ngoài ra, trên địa bàn Thanh Hóa còn có hơn 2.400 việc thi hành án liên quan đến lĩnh vực thu ngân sách nhà nước với số tiền 82 tỷ đồng vẫn chưa thi hành xong.
Ngoài ra, các vụ việc phải thi hành án liên quan đến tàu cá đóng mới theo nghị định 67 cũng đang bị chậm. Hầu hết các tàu cá đều hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến không trả được nợ, đã bị các ngân hàng siết nợ, khởi kiện ra tòa.
Ông Lê Xuân Trường, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình thi hành, chấp hành viên gặp nhiều khó khăn, đối tượng không chấp hành, phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để thực hiện, tàu không về cảng, vào bờ, phải dò xem tàu đang neo đậu ở khu vực nào, di lý tàu về nơi an toàn để kê biên, xử lý tài sản. Chúng tôi mong muốn phối hợp ngân hàng để có giải pháp xử lý nhanh thu hồi nợ cho nhà nước."
Trước thực tế trên, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phiên giải trình về công tác thi hành án. Với tinh thần trả lời đúng trọng tâm, thẳng vào vấn đề cần giải trình, lãnh đạo các đơn vị đã làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm của từng ngành, từng bộ phận liên quan dẫn đến tình trạng công tác thi hành án trên địa bàn chậm, nhiều vụ việc kéo dài, trong đó, nổi lên là do bản án, quyết định của Toà chưa rõ ràng, còn có sai sót, việc phối hợp để thi hành án chưa kịp thời, đồng bộ, nhiều thủ tục hành chính kéo dài làm tăng thời gian giải quyết. Việc cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản vẫn còn chậm, không đúng thực tế, việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn sai sót. Công tác kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong thi hành án của viện kiểm sát nhân dân các cấp, có lúc, có việc chưa kịp thời phát hiện vi phạm để kiến nghị theo quy định.
Ông Hoàng Văn Truyền, Cục Trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đây là vinh dự lớn của ngành thi hành án dân sự khi được cấp uỷ, chính quyền, đặc biệt là Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo trong phiên giải trình. Chúng tôi nghĩ rằng, trách nhiệm về thi hành án dân sự không chỉ của ngành thi hành án mà còn có sự phối hợp của các cấp, các ngành. Vì vậy, qua phiên giải trình, chắc chắn các cấp, các ngành sẽ vào cuộc mạnh mẽ hơn cùng với ngành thi hành án để xốc lại công tác thi hành án trên địa bàn."
Kết quả Phiên giải trình cho thấy các vấn đề được Thường trực HĐND tỉnh lựa chọn giải trình là "trúng" và "đúng", vừa phù hợp với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, vừa phù hợp với thực tiễn, đáp ứng sự quan tâm, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân. Từ những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại Phiên giải trình, các đơn vị đã đưa ra lời giải cho bài toán về công tác thi hành án, đồng thời phân định rõ và quy trách nhiệm giữa các đơn vị, các ngành, qua đó có các giải pháp căn cơ nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động của tất các các bên có liên quan, nhằm mục đích giải quyết nhanh và hiệu quả nhất các vụ việc, tránh dây dưa, kéo dài, gây lãng phí và thất thoát.
Đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
Ngày 6/10, tại Công điện số 102 về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, thủ tướng Chính phủ biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ và những nghĩa cử cao đẹp của các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tập thể, cá nhân và tin tưởng rằng với "tình dân tộc, nghĩa đồng bào", phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng và đạt được mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm công bố đề thi tốt nghiệp THPT tham khảo có tính ổn định trong nhiều năm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Tuyên dương doanh nghiệp doanh nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế
Chiều ngày 7/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tuyên dương doanh nghiệp, doanh nhân tuân thủ tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023 do Cục thuế tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao khảo sát, lấy ý kiến đối với một số Đề án
Chiều ngày 7/10, đoàn công tác của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao do đồng chí Hồ Đức Anh, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao làm trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa, khảo sát, lấy ý kiến về kết quả nghiên cứu một số nội dung chính của các Đề án do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao thực hiện. Làm việc với đoàn, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành và các đơn vị liên quan.
Triển khai tháng cao điểm “Vì người nghèo năm 2024”
Sáng ngày 7/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng về công tác vận động, hỗ trợ người nghèo và chương trình an sinh xã hội; triển khai Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024. Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh chủ trì hội nghị.
Chuẩn bị tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 7/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều ngày 7/10, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ của Công ty điện lực Thanh Hóa đối với đồng bào vùng thiên tai.
Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, sáng ngày 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh tới dự.
Thanh Hóa: 9 tháng năm 2024, quỹ “Vì người nghèo” các cấp tiếp nhận số tiền hơn 184 tỷ đồng
Theo thông tin tại hội nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Thanh Hóa tổ chức sáng ngày 07/10, 9 tháng qua quỹ "Vì người nghèo" các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận được số tiền hơn 184 tỷ đồng, trong đó quỹ cấp tỉnh tiếp nhận hơn 55 tỷ đồng.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất gây hư hỏng nghiêm trọng các công trình hạ tầng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn các khu vực dân cư trên địa bàn huyện Mường Lát
UBND tỉnh Thanh Hoá công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất gây hư hỏng nghiêm trọng các công trình hạ tầng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn các khu vực dân cư trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.