Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ
(TTV) - Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ đang được các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa chú trọng. Đây được coi là hướng đi bền vững góp phần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Thanh Hóa.
![]() |
Trên 5 ha bưởi, cam, ông Đỗ Xuân Sơn, thôn 4, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ từ các nguyên liệu tự nhiên, thay vì sử dụng các loại phân bón hóa học. Qua việc sử dụng phân bón hữu cơ, đất được cải tạo rõ rệt, tăng tuổi thọ của cây, giá trị kinh tế cũng tăng gấp 2 lần so với trước. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nên tiêu thụ ổn định. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch CoVid-19 trang trại của ông Sơn vẫn tiêu thụ trên 50 tấn bưởi, 5 tấn cam. Ông Đỗ Xuân Sơn, thôn 4, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ “Sản phẩm của nhà lúc thu hoạch bán vẫn dễ hơn các nhà nông hộ khác vì chất lượng ăn nó ngọt, thơm hơn, cây lại khỏe hơn so với cây dùng phân hóa học” .
![]() |
Đến nay, trên địa bàn Thanh Hóa có trên 1.700 ha cây ăn quả, lúa, mía, rau màu được sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGap, 330 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trong đó, đã hình thành vùng trồng lúa hữu cơ liên kết với diện tích 310 ha tại các huyện Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định. Việc sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ đã hạn chế được sâu bệnh, cải tạo đất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho sản phẩm an toàn, chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, góp phần nâng cao giá trị sản xuất.
![]() |
Theo các đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất rau, quả, mía, lúa… VietGap, hữu cơ nên năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống.Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGap, hữu cơ còn giúp nông dân các địa phương trong tỉnh nâng cao nhận thức về vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm.
Ông Phạm Tiến Văn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lang Chánh cho biết thêm: Hiện tại thị trường, khách hàng cũng đang ưu chuộng sản phẩm sạch, an toàn, thị trường tiêu thụ ở các thành phố lớn và tập trung vào các khu đô thị những nhà hàng, khách sạn những nơi hàng hóa chất lượng cao giá cả cũng phù hợp và mình sẽ có lợi nhuận cao. Ông Đỗ Trọng Kỳ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, cũng cho biết: Hội nông dân xã tổ chức tập huấn các hộ làm trang trại;1 là có kinh nghiệm trao đổi, 2 là tập huấn về an toàn. Các chế phẩm các hộ dùng không dùng đến thuốc BVTV, hóa học, chủ yếu là dùng đậu tương, cá, chế phẩm sinh học an toàn vê sinh môi trường và an toàn sức khỏe của con người.
![]() |
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy trình, tiêu chuẩnVietGap, hữu cơ, các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa khuyến khích các hộ sản xuất liên kết, hình thành các hợp tác xã để xây dựng các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, áp dụng phương thức canh tác VietGap, hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất; khuyến khích người dân thay thế phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật bằng phân bón hữu cơ, các loại thuốc bảo vệ sinh học có nguồn gốc thảo dược trong sản xuất nông nghiệp./.
Lan Hương – Đăng Tuyển – Thanh Tùng/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 29.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.