Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức công nghệ tới mọi tầng lớp Nhân dân. Không chỉ dừng lại ở các cơ quan, đơn vị, trường học, phong trào đã lan toả rộng rãi tới người dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, nhiều tháng nay, tổ công nghệ số cộng đồng của các thôn luôn hoạt động tích cực. Thứ bảy hàng tuần, tại các nhà văn hoá thôn, các cán bộ phụ trách văn hoá xã và đoàn viên thanh niên sẽ hướng dẫn cho người dân về các ứng dụng công nghệ số trên các thiết bị di động.

Chị Lê Minh Trang, cán bộ văn hoá xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Chị Lê Minh Trang, cán bộ văn hoá xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công tác triển khai thực hiện các nội dung về chuyển đổi số đã nhận được sự hưởng ứng và sự quan tâm của đông đảo bà con Nhân dân, đồng thời có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương trong công tác chuyển đổi số đã gặt hái được những kết quả bước đầu rất khả quan và chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện để đưa công tác chuyển đổi số của xã bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0 cũng như thực hiện tốt công tác chuyển đổi số theo yêu cầu của cấp trên đề ra."
Ông Lê Công Văn, thôn 6, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư các trang thiết bị để thực hiện chuyển đổi số, lắp đặt 23 camera an ninh. Từ khi có chuyển đổi số, người dân ít giao dịch tiền mặt, thay vào đó thanh toán tiền điện, tiền nước, lãi ngân hàng đều qua điện thoại."

Đội hình "Bình dân học vụ số" nòng cốt là các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng ở các các thôn, bản, khu phố trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân làm quen, cài đặt và sử dụng thành thạo nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh như VneID và các phần mềm thông dụng khác.

Bà Lê Thị Đàn, phố Đại Từ 3, phường Đông Thịnh, thành phố Thanh Hoá
Bà Lê Thị Đàn, phố Đại Từ 3, phường Đông Thịnh, thành phố Thanh Hoá chia sẻ: "Việc ứng dụng chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mình, dù không thạo lắm nhưng hiện tôi cũng biết những thao tác cơ bản như dùng zalo, nhắn tin, vào các nhóm".
Mục tiêu của phong trào bình dân học vụ số là hỗ trợ người dân phát triển kỹ năng số, để mọi người dân đều được trang bị kiến thức và công cụ để phát triển trong kỷ nguyên số.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.

Tự động hoá trong chăn nuôi gia cầm
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ tự động hóa đang là giải pháp mà ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng đến nhằm giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, thời gian qua, các chủ thể đã không ngừng sáng tạo, đổi mới, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó, góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã ứng khoa học công nghệ, giúp các địa phương trong tỉnh quản lý đất đai toàn diện, thông suốt hiệu quả, tăng mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.